Thứ 7, Ngày 20/04/2024 -

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra nghị quyết hoặc kết luận để lãnh đạo đối với những vấn đề quan trọng, nhạy cảm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội
Ngày đăng: 15/11/2021  17:06
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 11/11/2021 Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 (Quy chế số 05-QC/TU) thay thế Quy chế số 01-QC/TU, ngày 02-12-2020 của Tỉnh ủy và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quy chế bao gồm 5 chương và 34 Điều quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của tập thể, cá nhân trong Tỉnh ủy; quy định mối quan hệ công tác của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy; Nguyên tắc, chế độ làm việc…

 

Tại khoản 4, Điều 2 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, Quy chế nêu rõ: Cho ý kiến trước khi trình Tỉnh ủy cho chủ trương đối với các nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 1 Quy chế này. Đối với những vấn đề quan trọng, nhạy cảm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra nghị quyết hoặc kết luận để lãnh đạo, gồm:

 

1. Việc thực hiện các cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội hoặc những vấn đề đột xuất có liên quan đến đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của Nhân dân; chủ trương, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội phục vụ phát triển.

 

- Cho ý kiến đối với Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng (gồm: Khu kinh tế tỉnh; Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen), Quy hoạch chung đô thị loại III trở lên.

 

- Cho ý kiến về sử dụng các nguồn hỗ trợ của Trung ương (trừ các nguồn vốn thực hiện theo các chương trình, dự án, đề án, chính sách đã được Trung ương phê duyệt và giao địa phương triển khai thực hiện cụ thể) và các tổ chức trong, ngoài nước; nguồn tăng thu ngân sách địa phương.

 

- Cho chủ trương đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách (kể cả các dự án theo hình thức đối tác công tư) có quy mô lớn lớn, quan trọng, nhạy cảm; dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh, cụ thể: (1) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 30, Điều 31 của Luật Đầu tư năm 2020 (cho ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền trình Quốc hội, trình Thủ tướng Chính phủ). (2) Dự án có tổng vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên. (3) Dự án không phân biệt quy mô, vốn đầu tư có một trong các yếu tố sau:

 

Dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; chuyển mục đích sử dụng các loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) sang mục đích khác theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp.

 

+ Dự án có di dân, tái định cư từ 20 hộ trở lên.

 

+ Dự án đầu tư vào địa bàn xã biên giới, xã an toàn khu, xã trọng điểm về quốc phòng an ninh, khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

 

+ Dự án có sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, mặt nước từ 50 ha trở lên.

 

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị.

 

Riêng đối với dự án thuộc loại này Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các bước: (1) Về ý tưởng quy hoạch; (2) Chủ trương đầu tư.

 

- Cho ý kiến đối với các đề án quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực (trừ các đề án cụ thể hóa các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

 

- Cho chủ trương đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách, nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh có nguồn gốc từ Ngân sách tương đương từ 10 tỷ đồng trở lên (ngoài kế hoạch) (trừ các dự án đã được Trung ương bố trí vốn cụ thể cho dự án); chủ trương quan hệ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với nước ngoài; chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới và việc mở các cửa khẩu phụ, lối mở qua biên giới; chủ trương phát triển đô thị, xây dựng chính quyền đô thị. Đối với các dự án Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến thì Thường trực Tỉnh ủy chủ động cho ý kiến, lãnh đạo triển khai thực hiện và báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy biết, theo dõi.

 

- Cho ý kiến đối với chủ trương chi các nhiệm vụ phát sinh đột xuất, cấp thiết ngoài dự toán thuộc nguồn chi thường xuyên cân đối ngân sách tỉnh từ 2 tỷ đồng trở lên cho 01 nhiệm vụ chi mới phát sinh trong năm (riêng chi mua sắm tài sản là 1 tỷ đồng); thưởng tiền hoặc hiện vật khác có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên đối với tập thể, cá nhân có đóng góp cho tỉnh.

 

- Phương án bán, khoán, cho thuê, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công (cơ sở nhà, đất) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh theo hình thức: Thu hồi để bán, thanh lý theo quy định tại Điều 43 và Điều 45 và tiêu hủy theo quy định tại Điều 46 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

 

2. Cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Tỉnh ủy trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, dân số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…/.

 

Chi tiết văn bản, xem tại đây!

                                              

                                                                                                    Văn Minh