Thứ sáu, Ngày 26/04/2024 -

Những kết quả nổi bật trong việc thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
Ngày đăng: 09/08/2022  14:56
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 06/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã kí, ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Đề án có phạm vi và tầm ảnh hưởng rộng tới đa ngành, địa phương và lĩnh vực.

Quang cảnh Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án Phát triển ứng dụng

dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số

quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

 

Có thể khẳng định Dữ liệu dân cư có ý nghĩa rất quan trọng để xác thực, kết nối các dữ liệu, khai thác phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu người dân chỉ khai báo thông tin một lần với cơ quan Nhà nước trong thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện tốt điều này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho đất nước, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

 

Thực hiện Đề án 06, trong thời gian qua, dưới dự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; sự vào cuộc nổ lực của các địa phương, việc thực hiện Đề án 06 đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức quan trọng. Đây là tiền đề để các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai các nội dung theo Đề án. Theo báo cáo của Tổ Công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử Trung ương, trong 6 tháng triển khai thực hiện các bộ, ngành đã hoàn thành 21/89 nhiệm vụ; các địa phương hoàn thành 4/13 nhiệm vụ, kết quả thể hiện trên các mặt:

 

Về hoàn thiện thể chế

 

Bộ Tư pháp đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án 06. Các bộ, ngành đã rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản liên quan. Điển hình như: Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 766/QĐ-TTg, ngày 23/6/2022 phê duyệt bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Nghị định số 42/2022/NĐ-CP, ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BCA, ngày 27/01/2022 quy định danh mục sản phẩm khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

sơ kết 6 tháng triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,

định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia 

giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

 

Bộ Công an đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng dự thảo các văn bản: “Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử (đã lấy ý kiến 17/26 thành viên Chính phủ, dự kiến trình Chính phủ ban hành trong tháng 8/2022); Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân (đang hoàn thiện thủ tục trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi ban hành, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2022); ®Thông tư hướng dẫn trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương (dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2022).

 

Thực hiện các dịch vụ công thiết yếu

 

Đã cơ bản đã hoàn thành, đưa 21/25 dịch vụ thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, đạt kết quả tích cực. Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đã mang lại nhiều tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Điểm nổi bật là, Bộ Công an đã hoàn thành 11/11 dịch vụ công mức độ 3, 4; đồng thời mở rộng thực hiện 187/227 nhóm dịch vụ công khác của lực lượng Công an nhân dân, trong đó việc cấp hộ chiêu qua mạng, phân cấp đăng ký ô tô, xe máy về cấp huyện, cấp xã được người dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đăng ký dự thi trực tuyên cho gần 1 triệu thí sinh (đạt tỷ lệ 93,1%), góp phần tiết kiệm chi phí rất lớn, đồng thời hiện nay đang tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến “Đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đăng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022” trên cống dịch vụ công quốc gia. Bộ Công an đã triển khai 02 tháng thí điểm dịch vụ công tại 03 nhà văn hóa thuộc Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội đạt kết quả tốt.

 

Tỉnh Kon Tum dự Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án Phát triển

ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ

chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

 

Về kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu khác:

 

(1) Theo lộ trình Đề án 06: Tính đến ngày 31/7/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã triển khai kết nối chính thức đối với một số Cơ sở dữ liệu của 11 bộ, ngành (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục Đào tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp); 04 doanh nghiệp nhà nước (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Viettel, Vinaphone, Mobifone) và 14 địa phương (Thành phố Hà Nội; Yển Bái; Lai Châu; Ninh Bình; Lào Cai; Cao Bằng; Nghệ An; Điện Biên; Quảng Ninh; Bắc Giang; Tuyên Quang; Thừa Thiên Huế, Hải Dương; Hà Tĩnh). Kết quả làm giàu dữ liệu, đồng bộ thông tin (qua NDXP): Thông tin Bảo hiểm xã hội của 27.216.286 công dẫn; 92.055.586 mũi tiêm phòng Covid-19 của công dân; thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1.899.264 công dân; thông tin đăng ký xe 458.111 công dân; thông tin hộ chiếu 1.323.670 công dân; thông tin xuất nhập cảnh vào Việt Nam 224.752 công dân...

 

(2) Xây dựng, triển khai một số kết nối, chia sẻ dữ liệu khác: Triển khai các giải pháp hồ trợ các Đoàn thể xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý đoàn viên, hội viên trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cụ thể là: “Hỗ trợ Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội người cao tuổi xây dựng phần mềm quản lý thông tin hội viên trên nền tản Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư"; Hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức triển khai kết nối; cung cấp dịch vụ xác thực thông tin để làm sạch dữ liệu đoàn viên12 (3) Hỗ trợ Bộ Y tế, Hội Phụ nữ Việt Nam đặt hạ tầng thiết bị và quản trị dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

Triển khai kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động để xác thực dữ liệu người dùng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác: Đã tiến hành xác thực thông tin thuê bao với 03 nhà mạng, đã xác thực đúng 555.602/1.038.194 thông tin thuê bao của Vinaphone; 509.535/677.877 thông tin thuê bao của Viettel và 1.492/2.552 thông tin thuê bao của Mobifone.

 

Triển khai kết nối các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý người nước ngoài tại Việt Nam: Ngày 10/6/2022, Bộ Công an (C06) đã họp với các đơn vị: Cục cửa khẩu - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, thống nhất một số giải pháp triển khai quản lý người nước ngoài trên VneID làm 02 giai đoạn.

 

Đẩy mạnh ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử.

 

Ngày 18/7/2022, Bộ Công an đã công bố hệ thống Định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức, là một bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia. Đến ngày 31/7/2022, hệ thống đã thu nhận: 6.159.738 hồ sơ và cấp 7.837 tài khoản định danh điện tử cho công dân. Công tác cấp căn cước công dân gắp chíp điện tử tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay đã cấp trên 67 triệu thẻ cho công dân.

 

Đã nghiên cứu triển khai một số ứng dụng của thẻ căn cước gắn chíp điện tử đạt kết quả bước đầu tích cực, điển hình như: Sử dụng thẻ căn cước tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm xã hội phục vụ người dân đi khám bệnh tại các Cơ sở y tế (6.996/13.166 cơ sở y tế đã thực hiện, đạt 53,1%); triển khai thí điểm xác thực danh tính qua thẻ CCCD tại các quầy giao dịch của 05 Ngân hàng (BIDV, Viettinbank, Vietcombank, Agribank, Pvcombank); thí điểm sử dụng thẻ CCCD thay thẻ ATM tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh.

 

Công tác kiểm tra an ninh, an toàn, khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

 

Trong 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành kiểm tra an ninh, an toàn thông tin hệ thống công nghệ thông tin của 20 bộ, ngành và 61/63 địa phương (chưa kiểm tra Kon Tum, Hậu Giang). Kết quả đã chỉ ra nhiều lỗ hổng bảo mật cần khắc phục để bảo đảm an ninh, an toàn khi triển khai kết nối dữ liệu. Các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương khắc phục, đến nay 11/20 bộ, ngành và 28/61 địa phương có hệ thống đáp ứng được các yêu cầu về an ninh an toàn khi kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Còn 33 địa phương chưa đảm bảo điều kiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

Công tác tuyên truyền về các nội dung thực hiện đề án 06.

 

Các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều hình thức tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện các nội dung của Đề án 06, nhất là việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Riêng Bộ Công an đã phối hợp với Trung tâm tin tức - Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng các phóng sự tuyên truyền về các nội dung liên quan đến việc triển khai Đề án 06, phát sóng trong chương trình Chuyển động 24h (01 phóng sự/ tuần) trên VTV1, VTVgo, các cơ quan báo đài và kênh thông tin khác của Bộ Công an.... Tính đến nay, đã ban hành 5 Kế hoạch tuyên truyền về Đề án, 01 văn bản gửi các địa phương về poster tuyên truyền. Xây dựng 104 tin bài trên các báo, 20 phóng sự tuyên truyền trên VTV1 và ANTV./.

 

                                                                                                    Trịnh Minh