Thứ 3, Ngày 15/10/2024 -
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức những kết quả nổi bật, tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số trong thời gian tới tại Thông báo số 344/TB-VPCP ngày 24/7/2024 và Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 09/8/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhất là phát triển kinh tế số, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu. Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể trong chuyển đổi số, mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho người dân, doanh nghiệp. Thống nhất nhận thức và đảm bảo nguyên tắc “5 vấn đề - 4 xuyên suốt - 3 giá trị - 2 mục tiêu - 1 quyết tâm” để triển khai Đề án 06, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia một cách xuyên suốt, hiệu quả.
Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân tham gia sử dụng các ứng dụng số, dịch vụ số vào các hoạt động đời sống.
Tập trung rà soát chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật danh mục dữ liệu, cung cấp dữ liệu định kỳ theo Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của UBND tỉnh để đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Tập trung số hóa dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu của sở, ngành, địa phương; kết nối, chia sẻ với Kho cơ sở dữ liệu của tỉnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành để làm giàu dữ liệu; đảm bảo tuân thủ theo quy định về thông tin, dữ liệu thuộc bí mật quốc gia không được chia sẻ.
Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính có đủ điều kiện, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân, 50% Hồ sơ thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa.
Tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng số, thúc đẩy hạ tầng viễn thông với quan điểm là “hạ tầng số phải phát triển, đi trước một bước”.
Hàng năm rà soát, đánh giá, đăng ký tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin, kỹ năng số, an ninh an toàn thông tin trên nền tảng trực tuyến do Bộ, ngành, tỉnh tổ chức.
Rà soát, nâng cấp, triển khai các giải pháp an toàn thông tin các hệ thống thông tin thuộc trách nhiệm quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cân đối, bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, giám sát, bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; Rà soát các kế hoạch chuyển đổi số và kế hoạch triển khai Đề án 06, nhằm tổ chức thực hiện bảo đảm bảo kết nối với Đề án 06; Triển khai đồng bộ các giải pháp về hóa đơn điện tử, nhất là hóa đơn điện tử trong bán lẻ trực tiếp; Rà soát, xử lý nghiêm các vi phạm của các cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn điện tử. đẩy mạnh thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán qua Internet, thoại di động,…).
Hằng năm rà soát, đánh giá, tăng cường đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, kỹ năng số, an toàn thông tin trên nền tảng trực tuyến.
Phối hợp các doanh nghiệp viễn thông và UBND cấp huyện rà soát, triển khai hạ tầng di động và internet tại các khu vực chưa có (hoặc yếu) sóng di động.
Thúc đẩy hoàn thành chỉ tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong cơ sở giáo dục; tiếp tục hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở…
Trần Huệ - Phi Cường
Tin tức liên quan