TT
|
Tên đề tài, dự án
|
Cơ quan
chủ trì
|
Kết quả
|
1
|
Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Thông Caribea và một số giống Bạch đàn phục vụ trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy trên một số vùng sinh thái của tỉnh Kon Tum.
|
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum
|
Đề tài đã xác định cơ cấu loài cây trồng rừng có năng suất, chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường phục vụ việc trồng rừng nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh: Dòng Thông caribe xuất xứ Cardwell Queensland dự báo sau 15 năm năng suất khoảng 183,4 m3/ha, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về trữ lượng là 12,2 m3/ha/năm (mật độ trồng 1660 cây/ha); Dòng Bạch đàn U6 dự báo sau 7 năm thể tích thân cây đạt 88,3 dm3/cây dự đoán năng suất khoảng 146,5 m3/ha, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về trữ lượng là 20,9 m3/ha/năm (mật độ trồng 1660 cây/ha). Và xây dựng được qui trình trồng rừng thâm canh năng suất cao khuyến cáo các tổ chức và người dân trồng rừng sản xuất
|
2
|
Nghiên cứu xây dựng hệ hỗ trợ quyết định không gian (SDSS) trên nền web trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
|
Đại học Nông lâm TP. HCM
|
Đề tài đã tổ chức nghiệm thu cấp tỉnh. Kết quả đề tài đã xây dựng hệ hỗ trợ quyết định không gian trên nền web, hệ thống cơ sở dữ liệu, các mô hình toán lời giải tối ưu về kinh tế, xã hội và môi trường, để đưa ra kịch bản tối ưu sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đồng thời đã thiết kế, lập trình trang Website quản lý tổng hợp tài nguyên và đề xuất các giải pháp hợp lý cho quản lý tài nguyên bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.
|
3
|
Xây dựng phần mềm quản lý CSDL tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
Trung tâm Công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum
|
Đề tài đã xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa bàn tỉnh nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, lưu trữ, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường. Phần mềm chỉ tập trung vào hai loại cơ sở dữ liệu đất đai và khoáng sản nhằm phục vụ cho công tác phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Phần mềm đã số hóa trên 95% dữ liệu thuộc lĩnh vực đất đai và khoáng sản hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đến nay.
|
4
|
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Kon Tum, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
|
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum
|
Đề tài đã nghiên cứu thực tiễn về chất lượng HS, năng lực của đội ngũ CBQL và GV, điều kiện CSVC, trang thiết bị; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập của HS; điều kiện tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục tại các trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Qua đó đề xuất các giải pháp về: Giải pháp tác động về nhận thức; về các điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTBT; về chỉ đạo đổi mới quản lý công tác dạy học; quản lý hoạt động của học sinh; tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tăng cường các điều kiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
|
5
|
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis Ha et Grushv.)
|
Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội
|
Đề tài đã xác định được các chỉ tiêu về chất lượng cây mẹ, hạt giống, cây giống Sâm Ngọc Linh. Qua đó góp phần tạo cơ sở để các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh Kon Tum ban hành Tiêu chuẩn cây giống Sâm Ngọc Linh để kiểm soát và phân biệt được nguồn gốc giống Sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu trong quản lý nguồn giống Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
|
6
|
Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng cây Sâm dây (Đảng sâm - Codonosis. sp) tại 03 huyện Tu Mơ Rông, Kon Plong và ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum
|
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN
|
Dự án đã xây dựng, hoàn thiện và chuyển giao 02 quy trình công nghệ về nhân giống Sâm dây, 01 quy trình công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch Sâm dây. Tổ chức đào tạo tập huấn cho 30 kĩ thuật viên cơ sở và 150 lượt người dân trên địa bàn triển khai dự án. Mô hình trồng Sâm dây xen cà phê Catimo tại xã Ngọc Linh cho lợi nhuận sau 3 năm là: 440,630,000 đồng, trung bình 1 năm cho thu nhập 146.876.000 đồng/ha. Mô hình trồng Sâm dây xen Bo bo, Sắn tại xã Măng Ri cho lợi nhuận sau 3 năm là: 329,320,000 đồng, trung bình 1 năm cho thu nhập 109.773.000 đồng/ha. Mô hình trồng Sâm dây xen Sắn tại xã Măng Bút cho lợi nhuận sau 3 năm là: 244.430.000 đồng, trung bình 1 năm cho thu nhập 74.810.000 đồng/ha.
|