Thứ 7, Ngày 03/05/2025 -

Đánh giá hạ tầng và tình hình ứng dụng CNTT của các sở, ban, ngành
Ngày đăng: 05/07/2012  08:30
Mặc định Cỡ chữ
Qua báo cáo và khảo sát hạ tầng CNTT tại các đơn vị, đến nay tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có 27/29 đơn vị có hệ thống mạng nội bộ (LAN), đạt 93% đơn vị có mạng LAN; trung bình mỗi đơn vị có 1-2 máy chủ (Server), tất cả hệ thống mạng nội bộ đều kết nối Internet với băng thông rộng. Máy tính PC tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có khoảng 1.350 máy, số máy tính kết nối Internet khoảng 90%, hầu hết cấu hình máy tính mức độ trung bình. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức cấp tỉnh ước đạt 62%; cấp huyện ước đạt 54%.

 

Hệ thống thư điện tử công vụ.

Ứng dụng CNTT tại các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố: đến nay đã cấp được 30 hộp thư điện tử công vụ và 54 hộp thư điện tử cho cán bộ lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, hầu hết các đơn vị đã chuyển sang sử dụng hộp thư công vụ của Chính phủ.  

Phần mềm Văn phòng điện tử (eOffice).
 
Năm 2010 trang bị phần mềm văn phòng điện tử cho08 đơn vị: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Huyện Đăk Tô, Thành phố Kon Tum phát huy tốt hiệu quả của phần mềm. Năm 2011 trang bị 06 đơn vị: Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, huyện Đăk Glei. Năm 2012 triển khai cho 07 đơn vị: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, UBND huyện Ngọc hồi, UBND huyện Tu Mơ Rông, UBND huyện Kon Rẫy, UBND huyện Kon Plông. Hầu hết các đơn vị đều có chung nhận xét, đánh giá là sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử - eOffice tiết kiệm được thời gian, văn phòng phẩm, lưu trữ, tìm kiếm văn bản tiện lợi, thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, công việc, quản lý, chỉ đạo điều hành. Ngoài ra còn có một số khó khăn vướng mắc trong quá trình ứng dụng phần mềm và giải pháp khắc phục: Trong giai đoạn đầu đưa vào sử dụng không ít đơn vị còn lúng túng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa quen với cách làm việc mới, lãnh đạo cơ quan đơn vị là người làm việc nhiều nhất với phần mềm nhưng phần lớn kỹ năng sử dụng máy tính chưa đảm bảo, không quen làm việc trên máy tính, một số không có điều kiện tham dự đầy đủ các buổi hướng dẫn sử dụng, hoặc tiếp thu không đầy đủ nên thiếu quyết tâm; Một số cán bộ quản trị phần mềm của đơn vị chưa thực sự thành thạo trong việc vận hành và sử dụng phần mềm, chưa khai thác tốt các chức năng, công cụ của phần mềm và chưa hướng dẫn được trong nội bộ cơ quan đơn vị. Một số đơn vị do hạ tầng, trang thiết bị chưa đồng bộ để khắc phục những hạn chế trên. Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn khi có yêu cầu đồng thời đề xuất với các đơn vị về giải pháp đảm bảo hạ tầng.
 
Trang TTĐT Sở Thông tin và Truyền thông.
 
Triển khai thực hiện Công văn số 83/CV-BCĐ ngày 10/10/2011 của Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh về nhiệm vụ công nghệ thông tin cuối năm 2011. Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng các trang thông tin điện tử thành phần của các sở, ban, ngành và đã bàn giao trong tháng 10/2011 cho các đơn quản lý, vận hành và cập nhật thông tin. Qua rà soát trực tiếp tại các Trang thông tin điện tử của các đơn vị, có 12 đơn vị cung cấp và cập nhật thông tin cơ bản đảm bảo theo quy định (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban quản lý Khu kinh tế; Sở Tài nguyên - Môi trường; UBND thành phố; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công thương; Sở Xây dựng; UBND huyện Đăk Hà), có 12 đơn vị cung cấp thông tin nhưng chưa cập nhật đảm bảo theo quy định (Sở Ngoại vụ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Thanh tra tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ; Sở Giao thông - Vận tải; Sở Y tế; Ban Dân tộc; UBND huyện Ngọc Hồi. UBND huyện Đăk Tô), có 03 huyện đang triển khai xây dựng trang thông tin điện tử (UBND huyện Tu Mơ Rông, UBND huyện Kon Plông, UBND huyện Kon Rẫy), 02 huyện chưa có kế hoạch xây dựng trang thông tin điện tử (UBND huyện Sa Thầy; UBND huyện Đăk Glei).
 
Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện của tỉnh trang bị cho 14 điểm cầu đã đưa vào hoạt động vào cuối năm 2011. Đến nay, 13 điểm cầu đã đưa vào sử dụng (01 điểm cầu Nam Sa Thầy do chưa có cáp quang nên chưa đưa vào sử dụng được), hệ thống giao ban đã phục vụ có hiệu quả khoảng 30 cuộc họp giao ban giữa tỉnh và các huyện với 13 điểm cầu truyền hình, phục vụ kịp thời việc chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh đến các huyện, thành phố.

Tin, ảnh: Mỹ Phương

  • Diện tích tỉnh Kon Tum

    9.690,5 km2
  • Dân số tỉnh Kon Tum (2023)

    591.266 người
  • GRDP tỉnh Kon Tum (2023)

    34.539,87 tỷ VNĐ
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Kon Tum
Theo bạn nội dung cung cấp trên cổng thông tin điện tử như thế nào?