Thứ 3, Ngày 29/04/2025 -

Kết quả triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
Ngày đăng: 13/04/2025  11:09
Mặc định Cỡ chữ
Trong năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) các cấp, toàn quốc đã tổ chức 481.581 cuộc PBGDPL trực tiếp (tăng 32% so với năm 2023) cho 55.877.435 lượt người tham dự (tăng 73% so với năm 2023); tổ chức 8.596 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 14.161.424 lượt người dự thi (tăng 23% so với năm 2023); phát hành 39.488.690 tài liệu PBGDPL và đăng tải 1.442.228 loại tài liệu PBGDPL lên mạng internet.

Cũng trong năm 2024, Thành viên Hội đồng trung ương đã chủ động tham mưu bộ, cơ quan, tổ chức trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động PBGDPL trong ngành, lĩnh vực như: Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” cho sinh viên, học viên của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Bộ Công Thương); tổ chức chuỗi hội thảo phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho đối tượng sinh viên (Bộ Công Thương); xây dựng và phát sóng các phim tuyên truyền và các video ngắn pháp luật dưới dạng hoạt họa (Bộ Tài nguyên và Môi trường); triển khai thông tin tuyên truyền pháp luật trên truyền hình thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng và đặc biệt, thực hiện 8 chuyên mục PBGDPL phát sóng định kỳ hàng tuần trên sóng truyền hình quốc gia và các nền tảng số (Đài Truyền hình Việt Nam); xây dựng nhóm zalo cộng tác viên pháp luật trong toàn Hội (Hội Cựu chiến binh Việt Nam); duy trì phương thức thông tin pháp luật bằng hình thức thông tin đồ họa tĩnh, đồ họa động và đồ họa tương tác với hàng loạt tin phản ánh các vấn đề pháp luật “nóng” hiện nay (Thông tấn xã Việt Nam); Bộ Quốc phòng phối hợp với VTV3 sản xuất.

 

Chương trình “Luật Siêu dễ” dưới hình thức trò chơi pháp luật dễ hiểu, thu hút đông đảo người dân theo dõi; Tổng Liên đoàn phối hợp với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức sản xuất và phát sóng Gameshow “Giờ thứ 9+”, trong đó có nội dung thi tìm hiểu pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia thi và theo dõi trên sóng truyền hình; tổ chức truyền thông Luật Công đoàn trong quá trình soạn thảo và trình Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trong đoàn viên, thanh niên” bằng hình thức trực tuyến thông qua ứng dụng di động Thanh niên Việt Nam...

 

Các thành viên Hội đồng trung ương đã chỉ đạo triển khai công tác PBGDPL về ngành, lĩnh vực, cụ thể như: Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2022 – 2026”; nghiên cứu xây dựng mô hình PBGDPL, trợ giúp pháp lý tổ chức tại các cấp Hội để giúp đỡ, hỗ trợ hội viên trong PBGDPL, giải quyết vụ việc; chỉ đạo thực hiện “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”.

 

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hoạt động của Hội đồng trung ương năm 2024, Hội đồng đã ban hành văn bản chỉ đạo phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, thứ 7, Kỳ họp bất thường lần thứ hai; các thành viên Hội đồng đã tích cực chỉ đạo đơn vị chức năng kịp thời tham mưu biên soạn Tài liệu giới thiệu các Luật, Nghị quyết mới gửi Bộ Tư pháp để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia để bộ, ngành, địa phương tham khảo, sử dụng.

 

Trong năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, toàn quốc đã tổ chức 481.581 cuộc PBGDPL trực tiếp (tăng 32% so với năm 2023) cho 55.877.435 lượt người tham dự (tăng 73% so với năm 2023); tổ chức 8.596 cuộc thi tìm hiểu pháp luật (giảm 6% so với năm 2023) với 14.161.424 lượt người dự thi (tăng 23% so với năm 2023); phát hành 39.488.690 tài liệu PBGDPL (tăng 7% so với năm 2023) và đăng tải 1.442.228 loại tài liệu PBGDPL lên mạng internet (tăng 101% so với năm 2023) (xem Phụ lục 5). Qua số liệu cho thấy, cho thấy, kết quả các hoạt động PBGDPL tiếp tục có sự phát triển. Đặc biệt, số lượng cuộc thi tìm hiểu pháp luật giảm so với năm 2023 nhưng quy mô và mức độ lan tỏa của các cuộc thi trong năm 2024 lại có sức ảnh hưởng lớn hơn, thu hút nhiều lượt người dự thi so với năm 2023.

 

Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá và tổng hợp kết quả các mô hình PBGDPL hiệu quả trong thực tiễn. Qua tổng hợp cho thấy các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai nhiều mô hình, cách làm PBGDPL tại cơ sở gắn với từng đối tượng đặc thù, tiêu biểu như: mô hình “Chi đoàn không có cán bộ, đoàn viên, thanh niên vi phạm kỷ luật, pháp luật”; mô hình “Chi đoàn không có cán bộ, đoàn viên, thanh niên hút thuốc lá”; mô hình “Tuổi trẻ với pháp luật”; mô hình “Tủ sách pháp luật của chi hội phụ nữ, công đoàn”; Mô hình Phiên tòa giả định; tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị chuyên đề “Tự giác, tự quản, tự rèn”; mô hình tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình; tháng hành động vì trẻ em...

 

Hiện Bộ Tư pháp đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về hiệu quả hoạt động của các mô hình, tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Lãnh đạo Bộ để có kế hoạch chỉ đạo điểm áp dụng một số mô hình trên thực tế.

 

Về giáo dục pháp luật trong các cơ sở đào tạo: Ngay từ đầu năm 2024, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết Chương trình phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, trong đó xác định 09 nội dung phối hợp nhằm hướng tới các mục đích sau: (i) tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai ngành trong trao đổi thông tin, thực hiện công tác PBGDPL về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; (ii) Nâng cao nhận thức, trang bị các kỹ năng phòng tránh cần thiết cho cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục về tác hại và hậu quả của ma túy; (iii) Kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, giữ gìn an ninh trật tự, tạo môi trường an toàn, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục; (iv) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống ma túy bảo đảm thiết thực, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng, cấp học, vùng miền.

 

Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lưu ý lồng ghép giáo dục các nội dung về pháp luật, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào các bài giảng cho người học một cách hợp lý trong năm học 2024-2025.

 

Có thể nói, năm 2024, công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động PBGDPL tiếp tục được quan tâm thực hiện. Theo chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng năm 2024, Hội đồng các cấp tổ chức hoạt động với nhiều hình thức đa dạng, thường xuyên hơn. Nhiều nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng trung ương theo Kế hoạch hoạt động năm 2024 đã được các thành viên chủ động tổ chức thực hiện, đặc biệt trong việc hoàn thiện thể chế về PBGDPL, định hướng nhân rộng các mô hình điển hình về PBGDPL, đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL.

 

Bộ Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng trung ương tiếp tục chủ động phát huy vai trò làm đầu mối nắm bắt thông tin, gắn kết, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương thông qua các buổi làm việc chuyên đề cụ thể. Các hoạt động kiểm tra của Hội đồng trung ương được chủ động thực hiện theo kế hoạch. Nhiều thành viên Hội đồng đã có sự chủ động, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng, tiêu biểu như thành viên Hội đồng là lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

 

Kết quả hoạt động của Hội đồng đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL; tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL; bảo đảm quyền được thông tin pháp luật, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước và tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Đặc biệt, Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 là điểm nhấn của công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, tích cực hưởng ứng Ngày Doanh nhân Việt Nam, Ngày Pháp luật Việt Nam. Thông qua Diễn đàn đã lan tỏa nội dung, tinh thần ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm giàu chính đáng, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.giúp khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm, sự đồng lòng, quyết tâm của các bộ, ngành có liên quan trong việc chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp giải quyết những vấn đề pháp lý được đặt ra, góp phần kịp thời tháo gỡ, khơi thông nguồn lực xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh./.

 

Trịnh Minh

  • Diện tích tỉnh Kon Tum

    9.690,5 km2
  • Dân số tỉnh Kon Tum (2023)

    591.266 người
  • GRDP tỉnh Kon Tum (2023)

    34.539,87 tỷ VNĐ
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Kon Tum
Theo bạn nội dung cung cấp trên cổng thông tin điện tử như thế nào?