Trong những năm qua Sở đã thực hiện quản lý tốt hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn, đảm bảo thông tin liên lạc, vận chuyển thư báo, công văn tài liệu phục vụ các cấp chính quyền và nhân dân, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phục vụ an ninh, quốc phòng. Quản lý chặt chẽ đối với việc phát triển các trạm phát sóng thông tin di động mặt đất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với cục tần số thực hiện hướng dẫn các doanh nghiệp quy trình, thủ tục, hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
 |
Ảnh minh họa |
Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tích cực phát triển mạng lưới đến vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ cũng như góp phần đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các ngày lễ lớn và công tác phòng chống lụt bão của tỉnh.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các văn bản pháp quy về lĩnh vực thông tin truyền thông đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
Phối hợp với Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực III, tiến hành kiểm tra đối với các đài truyền thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh nhằm sớm khắc phục những phát xạ không mong muốn. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng các thiết bị phá sóng GPS trái pháp luật.
Các Doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn tỉnh về cơ bản đều đảm bảo cơ sở hạ tầng để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cũng như nhu cầu sử dụng của người dân địa phương. Đồng thời các doanh nghiệp không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện dự phòng về trang thiết bị để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, các sự cố xảy ra nhằm bảo đảm an ninh thông tin và hoạt động liên tục, an toàn của mạng lưới, dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng trong hoạt động bưu chính, viễn thông.
Đối với các doanh nghiệp bưu chính: Trên địa bàn hiện có 03 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lĩnh vực bưu chính chính, gồm: Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel và Công ty cổ phần 247. Trong đó Bưu điện tỉnh là đơn vị chủ chốt trong mạng lưới bưu chính trên địa bàn tỉnh. Với 109 điểm phục vụ, 55 tuyến đường thư (bao gồm cấp 1, 2 và 3) trên địa bản toàn tỉnh, đảm bảo công tác an toàn, an ninh thông tin trong tất cả các hoạt động.
Trong 5 năm qua đã triển khai việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin, các đơn vị đã thực hiện tốt các biện pháp, gỉải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong 5 năm qua chưa có bất kỳ một sự cố đáng tiếc nào xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của mạng lưới cũng như ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các đơn vị và Công an tỉnh nên đã đảm bảo an toàn mạng lưới, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần công cuộc xây dựng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông: Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực viễn thông, gồm: Viễn thông Kon Tum, Chi nhánh Viettel Kon Tum, Chi nhánh Thông tin Di động Kon Tum, Trung tâm thông tin di động Vietnamobile, Công ty cổ phần viễn thông FPT. Các đơn vị không ngừng tổ chức xây dựng, quản lý, vận hàng, bảo dưỡng, khai thác mạng viễn thông; tổ chức quản lý, kinh doanh các dịch vụ viễn thông – tin học – công nghệ thông tin; kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi cho phép, phù hợp với quy định của pháp luật. Góp phần trong việc phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh tại địa phương.
Luôn xác định công tác an toàn thông tin mạng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục. Việc đảm bảo an toàn thông tin được thực hiện theo phương án chủ động phòng ngừa và khắc phục triệt để.
Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin mạng. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thông tin mạng lưới và kinh doanh dịch vụ, các quy định nội bộ, quy trình về an toàn thông tin. Phối hợp với các đơn vị chủ quản dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp thông tin, xử lý sự cố kịp thời theo quy định, quy trình đã được ban hành.
Để triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh trong hoạt động bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn. Sở Thông tin và truyền thông đãtham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 06/2009/CT-UBND ngày 16/11/2009 về việc tăng cường bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành hướng dẫn nội dung, hình thức tuyên truyền, biên soạn, phát hành đề cương, tài liệu phục vụ tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh trong hoạt động bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin tại các ngành, các địa phương.
Hàng năm, Sở cũng đã chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Trung tâm Tần số khu vực III và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. Qua công tác thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện vi phạm liên quan đến lộ, lọt bí mật nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát và viễn thông. Phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính viễn thông phát hiện, ngăn chặn kịp thời và dừng ngay việc cung cấp, sử dụng dịch vụ đối với các trường hợp sử dụng, lợi dụng mạng lưới, dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin gây mất trật tự, an toàn xã hội (đối với dịch vụ thuê bao điện thoại trả trước).
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh trong hoạt động bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, cụ thể:
Một số căn cứ pháp lý để ban hành Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BTTTT-BCA hiện nay đã hết hiệu lực thi hành như Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông năm 2002; Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông về viễn thông; Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18/8/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông về bưu chính.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thông tin kịp thời giữa các đơn vị trong công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh trong hoạt động bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin; Nghiệp vụ trong công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin chưa cao.
Do đó, trong thời gian tới cần bổ sung công tác phòng ngừa, kiểm tra việc lộ, lọt thông tin bị cấm qua các trang mạng chưa được quy định và chú trọng tại Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BTTTT-BCA.Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ và thông tin kịp thời giữa Công an các cấp, Sở Thông tin và Truyền thông với các Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trong việc phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm như phá hoại mạng lưới, công trình bưu chính, viễn thông;
Chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục rà soát, thực tập các phương án bảo vệ; phòng chống cháy nổ, kiểm tra đột xuất, định kỳ mạng lưới, những khu vực thiết yếu và các nhà trạm thu, phát sóng trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các trạm BTS ở vùng sâu, vùng xa, để có biện pháp phòng ngừa bảo vệ. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, về kinh doanh vật tư thiết bị, dịch vụ bưu chính, viễn thông và Intennet, các hành vi lợi dụng mạng lưới thông tin để tuyên truyền, phát tán tài liệu;
Xây dựng kế hoạch và áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin phù hợp với quy mô mạng lưới. Tăng cường củng cố lực lượng bảo vệ chuyên trách, và lực lượng tự vệ, trang bị các phương tiện, thiết yếu bảo vệ mạng lưới và các công trình bưu chính, viễn thông. Thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo thông tin liên quan đến các sự cố mạng lưới, các điểm yếu, lỗ hỏng về an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin; đề xuất các biện pháp khắc phục, tăng cường khả năng phòng, chống sự tấn công đột nhập từ bên ngoài;
Triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và dừng ngay việc cung cấp, sử dụng dịch vụ đối với các trường hợp sử dụng, lợi dụng mạng lưới, dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội./.
Phi Cường