 |
Mẫu logo M3
|
Phê duyệt biểu tượng (logo) tỉnh Kon Tum (Mẫu M3 và thuyết minh kèm theo).
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữa trí tuệ đối với biểu tượng và các công việc có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ý nghĩa của biểu tượng (logo): Nhìn tổng thể từ trong ra ngoài là biểu tượng nhà rông và chim Lạc, thể hiện nét văn hóa truyền thống của các tộc người ở Kon Tum trong lòng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hình tổng thể của logo tỉnh Kon Tum được khép kín bởi hình tròn biểu trưng cho cồng-chiêng, mặt trời, trái đất, cân bằng, đoàn kết, thể hiện tính hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong nước và trên thế giới.
Bên trong hình tròn là vòng tròn của 12 con chim Lạc cách điệu tượngtrưng cho một chu kỳ trong năm, như chiếc đồng hồ văn hóa để tính thời gian trong ngày, trong năm từ tháng giêng đến tháng chạp. Hình ảnh chim Lạc đang bay bên trong vòng tròn tượng trưng cho trống đồng, biểu tượng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam, biểu tượng của nền văn minh Việt, mang tinh thần dân tộc sâu sắc, hòa bình, vươn cao, vươn xa, tinh thần cầu tiến.
Chính giữa hình tròn là ngôi nhà rông cách điệu, tạo điểm nhấn cho biểu tượng tỉnh Kon Tum. Biểu tượng được hình thành trên cơ sở của hình mái nhà rông, hình núi Ngọc Linh, dòng sông Đăk Bla, cồng - chiêng, hệ thống hoa văn các dân tộc Bắc Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum cách điệu, những hình ảnh này là linh hồn, là trái tim, là bản sắc đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ các tộc người Kon Tum.
Chính giữa mái nhà rông là hình chiếc cồng, ở giữa chiếc cồng là hình hoa văn tiêu biểu của người Kon Tum dễ thấy trong tất cả các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và vũ khí trong săn bắn, bảo vệ buôn làng.
Trước cửa nhà rông là hình khối núi Ngọk Linh hùng vĩ được thiên nhiên, tạo hóa trao tặng cho các dân tộc Kon Tum; dưới chân núi Ngọc Linh là hình những gợn sóng của dòng sông Băk Bla hiền hoà.
Nâng đỡ toàn bộ nhà rông, dãy Ngọk Linh, dòng Đăk Bla, cồng-chiêng, hệ thống hoa văn là hàng chữ KON TUM - Biểu tượng được tạo hình theo phương pháp tạo hình đơn nét; Màu sắc được chắt lọc, thể hiện tính tối giản là màu đỏ thể hiện sinh lực của vùng đất, tính mạnh mẽ, nhiệt huyết, là màu của sự dũng cảm và hy sinh, khẳng định tính năng động, trỗi dậy đầy sức sống của vùng đất cực Bắc Tây Nguyên.
Đặng Nga (tổng hợp)