Thứ hai, Ngày 28/04/2025 -

Phát triển đô thị ở Kon Tum và tầm nhìn tương lai
Ngày đăng: 03/05/2013  03:52
Mặc định Cỡ chữ
Trong quản lý xây dựng, quy hoạch đô thị là một trong những lĩnh vực quan trọng, đó là nên tảng cơ sở để lập dự án đầu tư, thiết kế công trình, tạo nên vẻ đẹp cho đô thị. Vì vậy trong những năm qua, Ngành xây dựng tỉnh hết sức quan tâm đến công tác quản lý xây dựng các quy hoạch đô thi, lập các đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch chi tiết…định hướng cho việc đầu tư xây dựng, góp phần từng bước hình thanh những đô thị hiện đại. Chỉ sau hơn gần 40 năm giải phóng và sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, bộ mặt đô thị tỉnh ta đã có những bước đổi thay mạnh mẽ và có những bước tiến dài.

 

Đô thị thành phố Kon tum ngày càng phát triển

Trước đây, bộ mặt đô thị tỉnh ta rất nghèo nàn, cơ sở hạ tầng chỉ là con số không. Tại thời điểm tách tỉnh (năm 1991), tỉnh mới chỉ có 3 đô thị (1 thị xã Kon Tum và 2 thị trấn Sa Thầy thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô thuộc huyện Đăk Tô) nhưng do đời sống thời đó còn khó khăn nên tốc độ đô thị hóa chậm, quá hiếm những ngôi nhà cao tầng. Hạ tầng kỹ thuật cũng đơn sơ, thiếu thốn, đời sống nhân dân chủ yếu là đói nghèo. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và sự quyết tâm cao của tỉnh, đến nay, toàn tỉnh đã phát triển 7 đô thị (1 thành phố Kon Tum là đô thị loại III; 6 thị trấn là đô thị loại V (Đăk Hà, Đăk Tô, Plei Kần, Sa Thầy, Đăk Glei, Đăk Rve và 03 đô thị đang được đầu tư xây dựng hình thành mới (Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Tân). Mật độ đô thị trong vùng đạt 0,7 đô thị/1000 km2. Tỷ lệ đô thị hóa của các đô thị trong toàn tỉnh được nâng cao qua từng năm, từ 33,4% năm 2007 lên 34,5% năm 2012, cao hơn so với tỷ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước (khoảng 30,0%). Đặc biệt, diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc. Tại các đô thị đã xuất hiện nhiều ngôi là cao tầng, nhiều công trình kiến trúc mang những sắc thái riêng, không còn cảnh nhà tranh, vách đất. Những tuyến đường được nhựa hóa theo đúng quy hoạch phù hợp với sự phát triển. Trên những tuyến đường đó là những ngôi nhà nằm san sát tạo nên vẻ mặt đô thị ngày càng hiện đại.

Minh chứng cho điều đó, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đổi thay nhanh chóng của đô thị thành phố Kon Tum - là trung tâm, bộ mặt của tỉnh có sự đổi thay nhanh chóng. Nhiều công trình xây dựng đường giao thông đã va đang được xây dựng hoàn thiện; các nhà hàng, khách sạn được xây dựng theo đúng thiết kế xây dựng, góp phần tạo nên bộ măt đô thị thành phố ngày càng đổi mới, văn minh hiện đại. Vì vậy, thành phố Kon Tum được công nhận đô thị loại III (năm 2005). Từ năm 2005 đến nay, thành phố Kon Tum thật sự có bứơc phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực, bộ mặt kiến trúc và cảnh quan đô thị đã có bước thay đổi đáng kể, khang trang và hiện đại. Cơ sở hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế , giáo dục được chú trọng đầu tư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc đã và đang được đầu tư thích đáng. Đời sống nhân dân ở đô thị thị ngày càng được nâng cao.  
 
Trong những năm vừa qua, thành phố đã đầu tư đáng kể nguồn lực cho công tác QH chi tiết, từ định hướng QH chung xây dựng thành phố đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để cụ thể hóa bằng các QH chi tiết; đồng thời, từng bước rà soát, điều chỉnh những nơi bất cập, bất hợp lý còn hạn chế tại các điểm QH. Đến nay, tỷ lệ phủ kín QH chi tiết so với QH chung chiếm khoảng 80% diện tích đất xây dựng đô thị. Để cho thành phố ngày càng phát triển hiện đại, những năm tới, thành phố Kon Tum huy động tối đa mọi nguồn lực tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nhất là sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nội thành, điện chiếu sáng công lộ, cây xanh, vườn hoa, công viên, quảng trường… phấn đấu đến năm 2015, đạt tiêu chí đô thị loại II (vùng cao, vùng sâu). Đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và đồng loạt triển khai đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm. Tiếp tục hoàn thiện các dự án khu đô thị mới: Khu dân cư thương mại sân vận động đường Lê Hồng Phong; dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu gạch ngói cũ tổ 1, phường Duy Tân… và tổ chức rà soát, bổ sung điều chỉnh nhằm hoàn thiện quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng của thành phố, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, trên cơ sở mở rộng không gian đô thị xoay quanh trục sông Đăk Bla, dọc Quốc lộ 14 về phía Bắc, phía Nam và Quốc lộ 24. Ngoài ra, thành phố sẽ phối hợp với các nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án có sử dụng đất đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố như: Dự án Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, phường Lê Lợi; dự án Khu chung cư Trần Cao Vân tại đường Ngô Quyền, phường Thống Nhất; dự án Khu dân cư Hoàng Thành, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum…Tập trung nguồn lực cho công tác QHXD, bảo đảm phủ kín QHXD theo quy định và có kế hoạch thực hiện đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương. Tổ chức đưa hệ thống các mốc giới ra ngoài thực địa, đặc biệt là các chỉ giới đường đỏ, các cao độ xây dựng theo đúng quy định để cho nhân dân biết, thực hiện, giám sát thực hiện QHXD đã được phê duyệt; phát hiện kịp thời các sai phạm của cả người quản lý và chủ đầu tư. Từ việc quy hoạch hoạch đó, thành phố Kon Tum đã đầu tư nguồn vốn, kết hợp huy động sức dân xây dựng các cơ sở hạ tầng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, trong đó dành quỹ đất hợp lý để tái định cư khi mở rộng đô thị và đầu tư một số công trình, dự án trên địa bàn.
 
Đánh giá về sự phát triển đô thị, KTS Đỗ Hoàng Liên Sơn - Giám đốc Sở Xây dựng chi biết: Đô thị Kon Tum là có chất lượng quy hoạch tốt, phù hợp với truyền thống và hiện đại. Nhiều công trình hiện đại đang dần hình thành như khách sạn, nhà hang, khu công nghiệp. Ý thức chấp hành pháp luật về xây dựng của người dân và doanh nghiệp có nhiều chuyển biến rõ rệt, số công trình xây dựng có giấy phép tăng nhanh, các trường hợp xây dựng không phép, sai phép giảm đi đáng kể. Ngành sẽ tiếp tục tổ chức lập đồ án phủ kín quy hoạch phân khu tại thành phố Kon Tum và phủ kín quy hoạch chi tiết tại tất cả các đô thị, phấn đấu đến năm 2015 lên đô thị loại 2 sau năm 2015 với đô thị thành phố Kon Tum. Tiếp tục xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch đô thị để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi sự phối hợp các ngành, người dân phải giữ đúng, tôn trọng như quy hoạch đô thị đã được duyệt.
 
Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Đây là tiền đề để tỉnh ta tiếp tục phát triển mạng lưới đô thị, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đối với sự phát triển mạng lưới đô thị là bảo đảm phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng kinh tế động lực và các tiểu vùng huyện. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.  Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với điều kiện của đô thị miền núi, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chương trình phát triển của mỗi đô thị...
 
Theo đó, định hướng đến 2025 toàn tỉnh sẽ có 21 đô thị, trong đó, có 1 Thành phố Kontum là đô thị loại II (thành phố trực thuộc tỉnh), 1 Khu đô thị cửa khẩu Bờ Y là đô thị loại II, thuộc tỉnh.1 Khu đô thị du lịch Măng đen - Kon Plông là đô thị loại III, thuộc Tỉnh. 3 thị xã Plei Kần, Đăk Hà và Đăk Tô là đô thị loại IV, thuộc tỉnh. 7 thị trấn huyện lỵ (ĐT loại V) là Đăk Glei, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Plông, Đăk Tân, Tu Mơ Rông và Mô Rai, thuộc huyện; 9 thị trấn thuộc huyện là Đăk Rve, Đăk Hring, Đăk Tăng, Chư Mô Ray, Văn Xuôi, Đăk Dục, Đăk Môn, thị trấn Hiếu, và thị trấn Đăk Pung và đồng thời phát triển đô thị theo 3 vùng đô thị phát triển theo 3 vùng kinh tế động lực chính bao là vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với các khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và các khu đô thị mới, trong lấy thành phố Kon Tum là hạt nhân chính và các thị trấn Sa Thầy (H.Sa Thầy), TT Đăk Tân (H. Kon Rẫy), TT Đăk Hà (H.Đăk Hà) là hạt nhân phát triển các huyện phía Nam. Vùng kinh tế động lực khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, lấy khu đô thị cửa khẩu Bờ Y và thị xã Plei Kần là hạt nhân phát triển chính, các thị trấn Đăk Glei (H. Đăk Glei), TX Đăk Tô (H.Đăk Tô), TT Tu Mơ Rông (H.Tu Mơ Rông). Vùng kinh tế động lực Trung tâm huyện lỵ, Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Đồng thời, phát triển đô thị theo các trục hành lang Đông Tây Việt Nam - Lào - Đông Bắc Thái Lan và các trục giao thông QL40, QL24, QL 14 đường HCM...
 
Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 46,1%; năm 2025 là 53,3%, định hướng đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt 76,5%. Đặc biệt, xây dựng thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại II, thị trấn Plei Kần, đạt tiêu chí đô thị loại IV - là thị xã trực thuộc tỉnh vào trước năm 2020. Nâng cấp mạng lưới đô thị chính có tính chất động lực phát triển vùng như: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Khu du lịch sinh thái Măng Đen, thành lập mới một số thị trấn thuộc huyện khi đạt tiêu chí đô thị theo quy định...

Bài và ảnh: Phong Lan