Thứ hai, Ngày 12/05/2025 -

Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên tuyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới
Ngày đăng: 24/06/2014  08:09
Mặc định Cỡ chữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là sự nghiệp vĩ đại, tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động”.

 

Ảnh minh họa
 
Đến nay, công tác nghiên cứu và việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần động viên các tầng lớp nhân dân sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Tuy vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào học trong các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề chưa đạt hiệu quả, chưa tạo được sự hưởng ứng nhiệt tình đông đảo học sinh, sinh viên và chưa có chương trình thích hợp trong các bậc học phổ thông; nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền thiếu sinh động; chưa giúp cán bộ, đảng viên gắn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với giải quyết những vấn đề thực tiễn; việc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh chưa chủ động, kịp thời và sắc bén…
 
Trước tình hình nói trên, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc nguồn gốc, nội dung, giá trị, vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần, tư tưởng của xã hội; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tự giác của mỗi người, của các cấp, các ngành, địa phương trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống. Nhiệm vụ của công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân là rất quan trọng và cấp thiết, nhiệm vụ này đã được Ban Bí thư xác định rõ trong Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27 tháng 3 năm 2003.
 
Trong tình hình hiện nay, để đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong chế độ học tập lý luận chính trị đối với mọi cán bộ, đảng viên. Các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể xây dựng chương trình, nội dung học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sát với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đối với từng cấp, từng đối tượng cán bộ theo quy định; tổ chức nghiên cứu, học tập, thảo luận các chuyên đề theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006, nay là Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Nhiệm vụ này yêu cầu các cơ quan tư tưởng, lý luận, cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội, các ban, ngành, đoàn thể cần có chương trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực của mình, từng bước làm rõ quy luật vận động của từng lĩnh vực, qua đó phát triển, làm phong phú và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Đẩy manh công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; tiếp tục biên soạn, chỉnh lý giáo trình và sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học, bậc học, thực hiện chế độ thi cử nghiêm túc; nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên, báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật, sách báo, tài liệu, phim ảnh, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, tham quan bảo tang, di tích lịch sử cách mạng…; tìm nhiều hình thức khuyến khích, động viên, nâng cao chất lượng dạy và học tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường. Các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch cụ thể, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh; tổng kết, phổ biến những kinh nghiệm hay, điển hình tốt trong việc nghiên cứu, dạy và học, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Nâng cao các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sang tạo những công trình nghệ thuật có giá trị và nội dung về con người và tư tưởng của Bác. Trong hoàn cảnh hiện nay, đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn, luận điệu của các thế lực thù địch và bọn cơ hội nhằm hạ thấp, bôi nhọ, cắt xén, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, cần kịp thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu phản tuyên truyền về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người; tổ chức nghiên cứu để cung cấp các luận cứ khoa học phản bác những luận điệu xuyên tạc phản tuyên truyền đó, kịp thời phổ biến trong Đảng, trong các đoàn thể và hệ thống trường học; kịp thời cung cấp cho các cơ quan tuyên truyền, giáo dục, báo chí để có cơ sở đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh; lựa chọn các hình thức phù hợp trong đấu tranh công khai và tuyên truyền đối ngoại…
 
Trong hoàn cảnh hiện nay, đất nước ta đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ, tình hình trong nước, khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó, việc tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ mấu chốt trong công tác tư tưởng của Đảng, cần được toàn Đảng thực hiện chặt chẽ, chất lượng và có hiệu quả.
 
Minh Hải