1
|
Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học, xây dựng qui trình định lượng saponin trên thân, lá Sâm Ngọc Linh làm cơ sở khoa học cho các sản phẩm ứng dụng.
|
- Mục tiêu chung: Khảo sát thành phần hóa học nhằm khẳng định thành phần và giá trị của thân, lá Sâm Ngọc Linh làm cơ sở khoa học cho các sản phẩm ứng dụng. Đồng thời xây dựng quy trình định lượng saponin của thân, lá Sâm Ngọc Linh đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý, sản xuất và nghiên cứu khoa học.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Khảo sát, phân lập và xác định cấu trúc hoạt chất saponin mới có trong thân, lá Sâm Ngọc Linh ngoài 19 saponin đã được phân lập.
+ Xây dựng các quy trình định lượng saponin tổng, 2 saponin chính N-Fc, VG-R1 và các saponin thiết yếu khác trên thân, lá các độ tuổi khác nhau của Sâm Ngọc Linh.
|
- Phân lập, xác định cấu trúc các hợp chất saponin từ thân, lá của Sâm Ngọc Linh.
- Phân lập 2 hợp chất saponin chính là N-Fc đại diện cho khung protopanaxadiol và VG-R1 đại diện cho khung ocotillol với khối lượng ít nhất là 100 mg/hợp chất.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng saponin trên thân, lá Sâm Ngọc Linh ở các độ tuổi: Xác định hàm lượng saponin tổng; Xác định hàm lượng 2 saponin N-Fc, VG-R1 và các hợp chất saponin thiết yếu khác.
- Hoạt tính sinh học in vitro của các cao chiết và các hợp chất phân lập được:
+ Độc tính tế bào lành;
+ Ức chế enzyme α-glucosidase;
+ Gây độc tế bào thư gan HepG2.
|
- Báo khoa học kết quả đề tài.
- Thành phần hóa học, cấu trúc các hoạt chất saponin trên thân, lá của Sâm Ngọc Linh.
- Quy trình định lượng saponin tổng, 2 saponin chính N-Fc, VG-R1 và các saponin thiết yếu khác trên thân, lá các độ tuổi khác nhau của Sâm Ngọc Linh.
- Bảng dữ liệu hoạt tính sinh học in vitro của các cao chiết và các hợp chất phân lập được: Độc tính tế bào lành; Ức chế enzyme α-glucosidase; Gây độc tế bào thư gan HepG2.
|
Các cơ quan quản lý Nhà nước; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Sâm Ngọc Linh
|
28
|
2
|
Đề tài: Hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ Đảng sâm, nấm Đông trùng hạ thảo và đề xuất các sản phẩm ứng dụng trong chế biến.
|
- Mục tiêu chung: Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất để chuyển giao ứng dụng trong thực tiễn sản xuất; góp phần đa dạng thúc đẩy công nghiệp chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ dược liệu.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hoàn thiện quy trình chiết xuất từ nấm Đông trùng hạ thảo;
+ Hoàn thiện quy trình chiết xuất từ Đảng sâm.
+ Tạo ra được một số sản phẩm sản xuất từ các dịch chiết.
|
- Thu thập, đánh giá tình hình chiết xuất dịch chiết và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu..
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ Đông trùng hạ thảo.
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ Đảng sâm.
- Ứng dụng sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm mẫu từ dịch chiết Đông trùng hạ thảo, Đảng sâm.
- Phân tích, đánh giá chất lượng các sản phẩm.
|
- Báo cáo Khoa học kết quả đề tài.
- Quy trình công nghệ chiết xuất dịch chiết từ Đông trùng hạ thảo, Đảng sâm.
- Các sản phẩm mẫu chế biến từ dịch chiết.
|
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và dịch vụ KH&CN làm chủ công nghệ để chuyển giao.
|
24
|
3
|
Dự án: Sản xuất thử nghiệm cà phê lên men và cà phê tách vỏ Honey bởi chế phẩm BIOCO.
|
- Mục tiêu chung: Hoàn thiện quy trình sản xuất cà phê lên men và cà phê tách vỏ Honey nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hoàn thiện quy trình sản xuất cà phê lên men quy mô nhà máy.
+ Hoàn thiện quy trình sản xuất cà phê tách nhớt tự nhiên (Honey) có bổ sung chế phẩm BIOCO ở quy mô nhà máy.
+ Sản xuất 2 sản phẩm cà phê lên men và cà phê Honey.
|
- Chuẩn hóa quy trình với các chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt như sau: (1) Lượng chế phẩm dùng; (2) Thời gian lên men; (3) Nhiệt độ; (4) Độ ẩm hạt cà phê; (5) Các chất bổ sung như vitamin, các chất chống oxi hóa; và quy trình phải gắn liền với máy móc hiện tại của nhà máy.
- Chuẩn hóa quy trình ngâm, lượng nước dùng tách vỏ, lên men và rửa, chuẩn hóa được quy trình sấy cà phê tại doanh nghiệp; chuẩn hóa quy trình rang công nghiệp tại nhà máy.
- Cà phê sau lên men và cà phê Honey sau tách nhớt tự nhiên có bổ sung chế phẩm BIOCO phải đạt chất trích hòa tan cao, đạt chỉ số caffein, hàm lượng protein, hàm lượng béo; các chỉ tiêu về kim loại nặng, vi sinh,.. đảm bảo an toàn để xuất khẩu.
|
- Báo cáo khoa học kết quả dự án.
- Các quy trình công nghệ được hoàn thiện:
+ Quy trình sản xuất cà phê lên men quy mô nhà máy.
+ Quy trình sản xuất cà phê tách nhớt tự nhiên (Honey) có bổ sung chế phẩm BIOCO.
+ 2 sản phẩm cà phê lên men, cà phê Honey.
|
Công ty Nguyên Huy Hùng và các doanh nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh.
|
28
|
4
|
Đề tài: Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá niên (Onvchostoma gerlachi, W.K.H. Peters, 1881) trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
|
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và quy trình nuôi thương phẩm cá niên (Onvchostoma gerlachi, W.K.H. Peters, 1881) để chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá niên trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống và quy trình kỹ thuật nuôi cá niên thương phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa huyện Kon Plông.
+ Tạo sinh kế cho người dân và góp phần thu hút khách du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông.
+ Đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển cá niên trên địa bàn tỉnh.
|
- Khảo sát đặc điểm phân bố cá niên trên địa bàn tỉnh Kon Tum, so sánh đặc điểm sinh học với các khu vực khác.
- Nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất giống cá niên trên địa bàn huyện Kon Plông.
- Nghiên cứu, thử nghiệm nuôi thương phẩm cá niên trên địa bàn huyện Kon Plông.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm cá niên.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững cá niên trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
|
- Báo cáo khoa học kết quả đề tài.
- Tài liệu: Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá niên;
- Tài liệu: Quy trình nuôi thương phẩm cá niên.
- Giải pháp quản lý, bảo về và phát triển bền vững cá niên trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
|
Sở NN&PTNT, huyện Kon Plông, các doanh nghiệp, hộ sản xuất
|
28
|
5
|
Dự án: Xây dựng mô hình trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus sp.) dưới tán rừng tại 02 huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông tỉnh Kon Tum.
|
- Mục tiêu chung: Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây lan Kim tuyến nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trên địa bàn tỉnh; nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho các xã trong vùng dự án.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây Kim tuyến dưới tán rừng, năng suất đạt 0,5 kg/m2.
+ Giúp cho người dân trong vùng dự án nắm vững quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây Kim tuyến dưới tán rừng.
+ Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây lan Kim tuyến dưới tán rừng phù hợp với điều kiện sản xuất vùng dự án.
|
- Khảo sát địa bàn, chọn hộ triển khai mô hình.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng lan Kim tuyến cho người dân trong vùng dự án.
- Xây dựng mô hình trồng lan Kim tuyến dưới tán rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông, với quy mô 3.000 m2.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế; tổ chức Hội nghị đầu bờ để giới thiệu, khuyến cáo nhân rộng.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây lan Kim tuyến dưới tán rừng.
- Đề xuất biện pháp duy trì, nhân rộng dự án.
|
- Báo cáo khoa học kết quả dự án.
- Tài liệu: Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc,thu hoạch cây lan Kim tuyến (được hoàn thiện).
- Mô hình trồng cây Kim tuyến phù dưới tán rừng với quy mô 3.000m2, năng suất đạt 0,5kg/m2 diện tích đông đặc.
|
UBND huyện Tu Mơ Rông, các doanh nghiệp, hộ sản xuất dược liệu.
|
28
|
6
|
Dự án: Xây dựng mô hình phát triển trồng cây sắn bền vững tại huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum
|
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mô hình trồng sắn bền vững theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại huyện Kon Rẫy nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng được mô hình trồng sắn ứng dụng công nghệ cao, cho năng suất >15% so với năng suất bình quân của tỉnh.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình và đề xuất giải pháp nhân rộng.
|
- Đánh giá thực trạng sản xuất và những yếu tố tác động đến năng suất, chất lượng các vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng mô hình trồng sắn ứng dụng công nghệ cao (chuyển giao ứng dụng các tiến bộ về giống, phân bón; biện pháp kỹ thuật và thiết bị hỗ trợ,... )
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình, đề xuất biện pháp nhân rộng.
|
- Báo cáo khoa học kết quả thực hiện dự án;
- Mô hình trồng sắn, cho năng suất >15% so với năng suất bình quân của tỉnh.
|
- Các Nhà máy chế biến tinh bột sắn;
- Các ngành, đơn vị có liên quan.
|
24
|