Thứ sáu, Ngày 26/04/2024 -

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 09/12/2020  10:51
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 09/12/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 4547/UBND-NNTN chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh động vật và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2020 - 2025.

 

Theo đó, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh, đồng thời bảo đảm việc tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ và hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2020 - 2025 (Chương trình quốc gia); đặc biệt tránh tình trạng chủ quan, lơ là, dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh khác tái phát, lây lan diện rộng, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện những nội dung:

 

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 09/7/2020 của UBND tỉnh và các văn bản khác có liên quan về triển khai các giải pháp ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh động vật đang diễn ra phức tạp. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh tiếp tục tái phát, phát sinh, lây lan, diễn biến phức tạp trên địa bàn.

 

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm bố trí đủ lượng kinh phí, các nguồn lực cần thiết khác để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia tại đơn vị, địa phương. Gửi chương trình, kế hoạch cụ thể đến Sở Nông nghiệp và PTNN để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh.

 

Tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh Lở mồm long móng theo nguyên tắc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung, giải pháp của Chương trình quốc gia; các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn. Thực hiện việc thống kê, báo cáo số lượng gia súc, số liệu tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng của các địa phương (số lượng vắc xin đối với từng loài gia súc, chủng loại vắc xin) gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất UBND tỉnh các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

 

Tổ chức chủ động giám sát bệnh Lở mồm long móng trên đàn gia súc, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, ở diện hẹp; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo, bán chạy gia súc bệnh, gia súc chết, vứt xác gia súc chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

 

Hằng năm, bố trí kinh phí của địa phương để mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi của địa phương; khi có dịch bệnh xảy ra, cần khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch (theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới, kinh nghiệm của các nước và thực tiễn của Việt Nam thời gian qua, trong trường hợp phải tiêm phòng bao vây ổ dịch, gia súc nên được tiêm vắc xin có hiệu lực cao từ 6PD50 trở lên).

 

Hằng năm, bố trí kinh phí chủ động lấy mẫu giám sát vi rút Lở mồm long móng, lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và phí xét nghiệm; kinh phí mua vật tư, dụng cụ, trang thiết bị triển khai Chương trình quốc gia; tổ chức tập huấn, họp sơ kết, tổng kết, thông tin, tuyên truyền.

 

Bố trí kinh phí, các nguồn lực để chủ động tập trung xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Lở mồm long móng và các loại dịch bệnh khác ở gia súc; có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hỗ trợ về kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể khi có nhu cầu xây dựng các các vùng, chuỗi chăn nuôi khép kín an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để hỗ trợ xuất khẩu gia súc, sản phẩm gia súc.

 

Tổ chức ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, các sản phẩm động vật qua biên giới./.

 

Cổng TTĐT tỉnh