Thứ 5, Ngày 26/12/2024 -
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nhất là nội dung Thông báo số 364/TB-UBND ngày 22/12/2020 về Kết luận của UBND tỉnh tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 và các năm tiếp theo.
Kiểm tra, rà soát nội dung VOV phản ánh: “tình trạng các chủ rừng che giấu thực trạng rừng bằng con số sai sự thật. Doanh nghiệp được giao rừng bỏ bê trách nhiệm bảo vệ rừng và báo cáo thiệt hại, chính quyền để tình trạng xâm hại rừng dẫn đến các con số ảo tồn tại nhiều năm. Khi thiệt hại tích tụ quá lớn, thông tin vỡ lở thì sự đã rồi, dấu vết phá rừng không còn,...”. Cương quyết xử lý, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, tiếp tay, buông lỏng quản lý, không kịp thời phát hiện để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng và che giấu số liệu diện tích rừng bị mất.
Bố trí sắp xếp, ổn định dân cư giải quyết đất sản xuất, đất ở, việc làm cho người dân sống gần rừng và các vấn đề phát triển kinh tế xã hội khác liên quan đến rừng, đất rừng, quản lý tình trạng di dân tự do, sử dụng đất; trong đó lưu ý thực hiện nghiêm túc các nội dung Văn bản số 694/UBND-NNTN ngày 10/3/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/03/2020 của Chính phủ.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát số liệu diện tích rừng bị mất và các dự án sử dụng đất lâm nghiệp không hiệu quả, có dấu hiệu vi phạm, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang các mục đích xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các dự án khác (nếu có) ... tham mưu cấp có thẩm quyền kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với các dự án có sai phạm; đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Quy hoạch cấp tỉnh, trong đó có nội dung quy hoạch lâm nghiệp (quy hoạch 03 loại rừng), là cơ sở để thực hiện việc giao hiện trạng rừng cho các chủ rừng đúng theo thực tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất rừng và phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh.
Kiểm tra, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng.
Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh tiếp tục sắp xếp bộ máy tổ chức của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; đẩy mạnh phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu UBND các cấp, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng và chủ rừng.
Giao Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng trực thuộc phối hợp với lực lượng Kiểm lâm và các ngành chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, ngăn chặn xử lý tình trạng phá rừng, xâm hại rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trong lĩnh vực lâm nghiệp, không để các vụ án tồn đọng, kéo dài; sớm đưa các vụ án ra truy tố, xét xử nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thành phố xử lý phương tiện xe độ chế, xe hết niên hạn tham gia vào việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Giao các đơn vị Chủ rừng tổ chức kiểm tra, kiểm kê, rà soát diện tích rừng hiện có được nhà nước giao quản lý, bảo vệ; báo cáo đầy đủ diện tích rừng tăng, giảm, nguyên nhân dẫn đến những biến động và thực trạng đang quản lý về rừng và đất rừng cho cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật./.
Cổng TTĐT tỉnh
Tin tức liên quan