Thứ 3, Ngày 29/04/2025 -
1. Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
Nghị định gồm 05 chương và 23 Điều quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy trình, đào tạo và kinh phí thực hiện chế độ cử tuyển; (3) Xét tuyển, bố trí việc làm và bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo; (4) Tổ chức thực hiện; (5) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm: a) Người dân tộc thiểu số rất ít người; b) Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. (2) Các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp, cao đẳng, đại học; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường dự bị đại học; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chế độ cử tuyển.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/01/2021; thay thế Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ và Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006.
2. Nghị định số 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/12/2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Nghị định gồm 05 chương và 63 Điều quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Điều kiện cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; (3) Thủ tục cấp phép tiến hành công việc bức xạ; (4) Điều kiện cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; (5) Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;(6) Thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động và chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; (7) Tổ chức thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử được tiếp tục hoạt động cho đến khi giấy phép, giấy đăng ký hết thời hạn hiệu lực. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn chưa được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ, giấy đăng ký hoạt động hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử hoặc chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
3. Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, cụ thể: (a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP; (b) Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP; (c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (d) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (e) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (f) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP; (g) Bổ sung Điều 23a vào sau Điều 23 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (h) Sửa đổi Điều 24 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2020. Các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
4. Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Nghị định gồm 05 Chương và 31 Điều, quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật; (3) Tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; (4) Tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; (5) Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả của cuộc thi, liên hoan được tổ chức tại việt nam; (6) Dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài; (7) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật; (8) Tổ chức thực hiện; (9) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021. Quy định tại các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực: Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Điều 6 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ.
5. Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Nghị định gồm 11 chương và 115 Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Quản lý lao động; (3) Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước; (4) Chấm dứt hợp đồng lao động; (5) Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu; (6) Quy định chung về cho thuê lại lao động; (7) Ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại; (8) Điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; (9) Trách nhiệm tổ chức thực hiện về cho thuê lại lao động; (11) Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; (12) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; (13) Hội đồng tiền lương Quốc gia; (14) Hình thức trả lương và tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; (15) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (16) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; (17) Quy định chung về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; (18) Bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng đối với lao động nữ; (19) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; (20) Trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bình đẳng giới; (21) Những quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình; (22) Hòa giải viên lao động; (23) Hội đồng trọng tài lao động; (24) Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công; (25) Hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của người lao động; (26) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021.
6. Nghị định số 146/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Nghị định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP như sau: “Điều 5. Hạng đất tính thuế: Kéo dài thời hạn thực hiện hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2025 trên cơ sở hạng đất đã được quy định và thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2020; Trường hợp địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định thì thực hiện theo quy định đó đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025”.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
7. Nghị định số 147/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/12/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Nghị định gồm 07 chương và 55 Điều quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Thành lập, cơ cấu tổ chức của quỹ đầu tư phát triển địa phương; (3) Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của quỹ đầu tư phát triển địa phương; (4) Hoạt động đầu tư; (5) Hoạt động cho vay; (6) Hoạt động nhận ủy thác và ủy thác; (7) Chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, báo cáo và giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động; (8) Giải thể quỹ đầu tư phát triển địa phương; (9) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan; (10) Tổ chức thực hiện.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2021 và thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP.
8. Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
Nghị định gồm có 06 Điều sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 5; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5; Sửa đổi, bổ sung Điều 7; Sửa đổi, bổ sung Điều 8; Sửa đổi, bổ sung Điều 9; Bổ sung Điều 9a; Bổ sung Điều 9b; Sửa đổi, bổ sung Điều 10; Sửa đổi, bổ sung Điều 11; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14; Bổ sung Điều 14a; Bổ sung Điều 14b; Sửa đổi, bổ sung Điều 16; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 31; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 32; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 35; Sửa đổi, bổ sung Điều 41; Sửa đổi, bổ sung Điều 55; Sửa đổi, bổ sung Điều 60; Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 68; Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 68; Sửa đổi, bổ sung Điều 72; Bổ sung Điều 75a; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 87; Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 88; Bổ sung khoản 5 Điều 88; Bổ sung Mục 5 Chương VII; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (3) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; (4) Quy định chuyển tiếp; (5) Điều khoản thi hành; (6) Trách nhiệm thực hiện.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/02/2021. Nghị định này bãi bỏ khoản 4 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; các khoản 8, 10, 15, 31, 46, 56 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; Bỏ cụm từ “dồn điền đổi thửa” tại khoản 4 Điều 76 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
9. Nghị định số 150/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/12/2020 về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Nghị định gồm 07 chương và 45 Điều về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Xử lý tài chính khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; (4) Bán cổ phần lần đầu, quản lý sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập, bàn giao giữa đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và công ty cổ phần; (5) Chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và người lao động; (6) Tổ chức thực hiện; (7) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021. Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
10. Nghị định số 151/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2020 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.
Nghị định gồm 02 Điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/12/2020.
11. Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2020 Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định gồm 04 chương và 30 Điều quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; (3) Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; (4) Cấp giấy phép lao động; (5) Cấp lại giấy phép lao động; (6) Gia hạn giấy phép lao động; (7) Thu hồi giấy phép lao động; (8) Tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; (9) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ và Nghị định số 75/2014/NĐ-CP ngày 28/7/2014 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
12. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Nghị định gồm 06 chương và 45 Điều quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Chào bán trái phiếu tại thị trường trong nước; (3) Đăng ký, lưu ký và giao dịch trái phiếu; (4) Thanh toán lãi, gốc trái phiếu; (5) Công bố thông tin; (6) Chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế; (7) Công bố thông tin; (8) Chuyên trang thông tin và chế độ báo cáo về trái phiếu doanh nghiệp; (9) Quản lý, giám sát và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan; (10) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021; thay thế Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 của Chính phủ và Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ.
13. Nghị định số 154/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Bổ sung điểm g1 vào sau điểm g khoản 3 Điều 3; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 4; Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.”; Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 25; Sửa đổi, bổ sung Điều 28; Sửa đổi tên điều và sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 29; Bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 30; Sửa đổi, bổ sung Điều 31; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 37; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 43; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 50; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 65; Sửa đổi, bổ sung khoản 6 và bổ sung khoản 7 vào Điều 69; Sửa đổi, bổ sung Điều 72; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 75; Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 103; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 110; Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 111; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 112; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 113; Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 115; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 118; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 121; Sửa đổi bổ sung điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 122; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 128; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 129; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 130; Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 139; Sửa đổi, bổ sung Điều 141; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 149; Sửa đổi, bổ sung Điều 155; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 157; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 160; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 162; Bổ sung khoản 3 vào Điều 163; Sửa đổi, bổ sung Điều 164; Sửa đổi, bổ sung Điều 167; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 170; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 175; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 186; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 188; (2) Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
14. Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Nghị định gồm 10 chương và 311 Điều quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Quy định chung về chào bán, phát hành chứng khoán và chào mua công khai; (3) Chào bán chứng khoán ra công chúng; (4) Chào bán cổ phiếu riêng lẻ; (5) Phát hành cổ phiếu để hoán đổi; (6) Chào bán, phát hành khác; (7) Chào bán chứng khoán ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam; (8) Chào mua công khai cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng; (9) Thành viên của sở giao dịch chứng khoán; (10) Niêm yết chứng khoán tại việt nam của tổ chức phát hành trong nước; (11) Niêm yết chứng khoán tại việt nam của tổ chức phát hành nước ngoài; (12) Niêm yết, giao dịch chứng khoán của tổ chức phát hành việt nam tại sở giao dịch chứng khoán nước ngoài; (13) Đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom; (14) Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam; (15) Đăng ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; (16) Thành viên của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán việt nam, tổ chức mở tài khoản trực tiếp; (17) Ngân hàng thanh toán; (18) Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; (19) Cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; (20) Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại việt nam; (21) Tổ chức lại, tạm ngừng, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; (22) Hành nghề chứng khoán; (23) Quỹ thành viên; (24) Quỹ đóng; (25) Quỹ mở; (26) Quỹ đầu tư bất động sản; (27) Quỹ hoán đổi danh mục; (28) Công ty đầu tư chứng khoán; (29) Quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng; (30) Cổ đông và đại hội đồng cổ đông; (31) Thành viên hội đồng quản trị và hội đồng quản trị; (33) Thành viên ủy ban kiểm toán và ủy ban kiểm toán; (34) Thành viên ban kiểm soát và ban kiểm soát; (35) Ngăn ngừa xung đột lợi ích; (36) Báo cáo và công bố thông tin; (37) Áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán trong quản lý giám sát thị trường chứng khoán; (38) Áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán trong phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Thay thế Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ, Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ; bãi bỏ Điều 13, Điều 14 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ.
15. Nghị định số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nghị định gồm 04 Chương và 54 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Hành vi vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ; (3) Hành vi vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại việt nam; (4) Hành vi vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài và phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại việt nam; (5) Hành vi vi phạm quy định về phát hành thêm cổ phiếu; (6) Hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng; (7) Hành vi vi phạm quy định về chào mua công khai; (8) Hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán; (9) Hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán; (10) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán; (11) Hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán; (12) Hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký; (13) Hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin và báo cáo; (14) Hành vi vi phạm quy định về kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; (15) Hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; (16) Hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (17) Thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; (18) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
16. Nghị định số 157/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp: Sửa đổi, bổ sung Điều 1; sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 3; Sửa đổi Điểm b khoản 1 Điều 7; Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 9; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21; Sửa đổi, bổ sung Điều 23; Sửa đổi, bổ sung Điều 26; Sửa đổi, bổ sung điểm d, điểm đ, điểm g khoản 1 Điều 27; Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 27; Sửa đổi, bổ sung Điều 28; Bổ sung Điều 28a vào sau Điều 28; (2) Bãi bỏ một số khoản tại Điều 29 của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; (3) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
17. Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Nghị định gồm 07 chương và 43 Điều về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh; (3) Tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (4) Chứng khoán phái sinh; (5) Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh; (6) Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; (7) Tổ chức hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (8) Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (9) Chế độ báo cáo, nghĩa vụ công bố thông tin; (10) Quản lý, giám sát thị trường chứng khoán phái sinh; (11) Điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
18. Nghị định số 159/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nghị định gồm 10 chương và 77 Điều về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Thẩm quyền quyết định và kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; (3) Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; (4) Nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch và chuẩn bị trước khi thực hiện quy hoạch; (5) Các bước tiến hành quy hoạch; (6) Bổ nhiệm; (7) Bổ nhiệm lại; (8) Điều động, luân chuyển; (9) Cử người đại diện phần vốn nhà nước; (10) Cử lại người đại diện phần vốn nhà nước; (11) Từ chức, miễn nhiệm và thôi làm đại diện phần vốn nhà nước; (12) Khen thưởng, kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; (13) Thủ tục nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành; thay thế Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 và Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
19. Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ ngày 09/12/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội.
Quyết định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/12/2020.
20. Quyết định số 36/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2020 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quyết định gồm 02 Điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/12/2020.
21. Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/12/2020 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Quyết định gồm 09 Điều quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, cụ thể: (1) Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; (2) Chức năng, nhiệm vụ; (3) Vốn điều lệ; (4) Cơ cấu tổ chức quản lý; (5) Điều lệ tổ chức và hoạt động; (6) Tổ chức thực hiện; (7) Hiệu lực thi hành; (8) Điều khoản chuyển tiếp; (9) Trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2021.
22. Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2020 ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Quyết định gồm có 02 Điều ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, cụ thể: (1) Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển:(i) Ban hành kèm theo Quyết định này các Danh mục: a) Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển (Phụ lục I); b) Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển (Phụ lục II); (ii) Trong trường hợp công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao không thuộc các Danh mục tại khoản 1 Điều này nhưng đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Luật công nghệ cao, có tính cấp thiết, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; (2) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021.
23. Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.
Quyết định gồm có 08 Điều về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; (4) Quy trình, thủ tục và thời gian xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025; (5) Hồ sơ xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; (6) Kinh phí thực hiện; (7) Tổ chức thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021.
Cổng TTĐT tỉnh
Tin tức liên quan
Diện tích tỉnh Kon Tum
9.690,5 km2Dân số tỉnh Kon Tum (2023)
591.266 ngườiGRDP tỉnh Kon Tum (2023)
34.539,87 tỷ VNĐ