Thứ sáu, Ngày 27/12/2024 -
Mục đích của Kế hoạch nhằm thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, bảo đảm 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
Theo Kế hoạch, các nội dung cần triển khai thực hiện gồm: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính; nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính; nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thành phố; các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại địa phương; định kỳ, sơ kết đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cấp, các ngành có liên quan chỉ đạo rà soát, thống kê số liệu về người khuyết tật (số lượng người, phân chia theo các dạng tật, các mức độ khuyết tật; các tổ chức của người khuyết tật, cơ sở trợ giúp xã hội) trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về người khuyết tật tại địa phương cho Sở Tư pháp để giúp đỡ kịp thời khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có liên quan đến người khuyết tật, trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Giao Sở Tài chính phối hợp Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này đảm bảo phù hợp với điều kiện ngân sách hàng năm và đúng quy định hiện hành.
Ngoài ra, UBND tỉnh đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động trợ giúp pháp lý; bảo đảm cho người khuyết tật là bị can, bị cáo, người bị hại, đương sự ... đều được tiếp cận và hưởng quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật./.
Cổng TTĐT tỉnh
Tin tức liên quan