Thứ 5, Ngày 26/12/2024 -
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, quản lý chất thải nhựa, trong đó tập trung vào tuyên truyền hoạt động thu gom, phân loại tại nguồn, phòng chống rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy. Tăng cường triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm nhựa và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong đó có chất thải nhựa; tổ chức tổng kết, đánh giá, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
Giao các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai vận động, thu hút các nguồn tài trợ, nguồn vốn từ trung ương, tổ chức quốc tế trong việc đầu tư, phát triển công nghệ tái chế, xử lý chất thải nhựa và sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải nhựa và các dự án sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
Chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình trung tâm thương mại, siêu thị, chợ không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; tham mưu triển khai nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ về tái chế, xử lý chất thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó tham mưu cấp có thẩm quyền quy định gắn việc quản lý, xử lý chất thải nhựa trong thực hiện tiêu chí và công nhận đạt chuẩn tiêu chí môi trường tại cấp xã, huyện theo quy định hiện hành. Định hướng, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về tác hại của túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường...
Giao UBND các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ban ngành tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các giải pháp quản lý chất thải nhựa trên địa bàn quản lý; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa cho phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, lộ trình và hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn cho phù hợp với hạ tầng và điều kiện của địa phương; chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa cho đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện cam kết không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức tham gia tích cực vào công tác vận động “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần” đến người thân và cộng đồng khu dân cư đang sinh sống./.
Lê Hằng
Tin tức liên quan