Thứ sáu, Ngày 27/12/2024 -
Quang cảnh đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh |
Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; tại điểm cầu các địa phương, có đại diện lãnh đạo UBND và các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC các huyện, thành phố.
Theo báo cáo tại Phiên họp, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực tham mưu triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo. Công tác CCHC đã đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng thể chế, chính sách pháp luật; cải cách TTHC; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế; cải cách chế độ công vụ, chuyển đổi số...
Trong đó, trong năm 2022 Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua đối với 12 dự án luật; 06 nghị quyết. Các bộ, ngành đã ban hành khoảng 403 thông tư và tham mưu, trình Chính phủ ban hành 131 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 29 quyết định.
Trong năm, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, ban hành 2.358 quyết định công bố TTHC sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý. Đã cắt giảm 1041 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, gồm: 488 TTHC, 8 tiêu chuẩn, quy chuẩn; 46 yêu cầu, điều kiện; 21 chế độ báo cáo và 478 sản phẩm, hàng hoá kiểm tra chuyên ngành.
Về cải cách tổ chức bộ máy, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 24 bộ, cơ quan. Kết quả sau sắp xếp giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; giảm 08 cục (thuộc tổng cục và thuộc Bộ); giảm 145 Vụ và tương đương (thuộc tổng cục và thuộc Bộ); giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập. Tại địa phương, năm 2022, tiếp tục giảm 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh và cấp huyện.
Về chuyển đổi số, 100% bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số; 63/63 địa phương đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng; 46/63 địa phương đã triển khai xây dựng mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp cơ sở. Đã có 19/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 62/63 tỉnh, thành phố hoàn thành việc xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0.
Tại Phiên họp, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tham luận về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, phương hướng khắc phục và chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả CCHC tại các bộ, ngành, địa phương.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phải coi nhiệm vụ CCHC là trọng tâm; tăng cường sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, phát huy các thành quả đã đạt để tập trung CCHC theo phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh, linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả”.
CCHC phải tiến hành động bộ thông suốt, quyết tâm hành động từ trung ương đến địa phương; các cơ quan Nhà nước, CB, đảng viên phải tiên phong đi đầu trong CCHC; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ CCHC; phát huy hơn nữa tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc, của Nhân dân lên trên hết, trước hết.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị cần chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ CCHC; tập trung đẩy mạnh CCHC gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trọng tâm là cải cách thể thế, cắt giảm TTHC, nhất là TTHC trong nội bộ, quy định kinh doanh, nâng cao chất lượng cung cấp DVC trực tuyến, tăng cường mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, làm trung tâm để phục vụ; các địa phương cần tiếp tục kiện toàn BCĐ CCHC và có quy chế làm việc. Đẩy mạnh rà soát, ban hành các nhiệm vụ giải pháp cụ thể, tạo đột phá trong công tác CCHC, bám sát các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ban hành Kế CCHC trước 15/02/2023.
Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ cải cách TTHC được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; đẩy mạnh cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp tại Nghị số 131/NQ-CP của Chính phủ; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL thực thi phương án phân cấp trong giải quyết TTHC; rà soát TTHC nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Tiếp tục rà soát, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; rà soát kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh tại các luật chuyên ngành, các quy định, thủ tục không cần thiết, không còn phù hợp,...Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động ngân hàng, thu thuế, phí, lệ phí giải quyết TTHC.
Xây dựng bộ máy tinh gọn, gắn với giảm bớt TTHC; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC; về sắp xếp tổ chức bộ máy tiếp tục nghị hiện Nghị quyết 18 của Trung ương, Kết luận của Bộ chính trị; các Bộ, cơ quan đẩy nhanh tiến độ rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với tình hình thực tế.
Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, các vụ quản lý ngành hoàn thiện hướng dẫn xây dựng vị trí việc làm của CCVC của ngành mình,.../.
Vũ Huệ
Tin tức liên quan