Thứ sáu, Ngày 27/12/2024 -
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phòng, chống đuối nước cho trẻ em; khắc phục tình trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ, ăn xin; phối hợp quản lý tốt trẻ em, học sinh trong kỳ nghỉ hè năm học 2023-2024.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em trong dịp hè.
Tập trung chỉ đạo hỗ trợ, can thiệp, cung cấp các dịch vụ xã hội đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị lạm dụng sức lao động, bị bạo lực; kịp thời phối hợp với các ngành, các địa phương có biện pháp can thiệp, trợ giúp khi phát hiện các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; ngăn ngừa trẻ em bị lạm dụng xâm hại, lang thang cơ nhỡ xin ăn, lao động trái quy định pháp luật...; triển khai tư vấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ; chăm sóc và bảo vệ trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.
Kiểm tra, giám sát, theo dõi, thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc và bảo vệ trẻ em ngăn ngừa trẻ em bị lạm dụng xâm hại.
Yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo lồng ghép việc thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về trẻ em với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình khác có liên quan tại địa phương; tiếp tục chỉ đạo rà soát, phát hiện kịp thời các địa điểm có nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là khu vực hố nước, hồ, ao, sông ngòi, suối, kênh, mương, ao, giếng, các khu vực nước sâu nguy hiểm, hệ thống thoát nước, đập nước; đặc biệt là các ao do hộ gia đình quản lý… nơi thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, khắc phục, bảo đảm an toàn cho trẻ em.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em; cung cấp số điện thoại Tổng đài quốc gia miễn phí bảo vệ trẻ em (số 111) đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, ngược đãi, bóc lột sức lao động; xác lập hồ sơ xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương.
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đoàn thanh niên cùng cấp và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác bàn giao, quản lý học sinh trong dịp hè. Vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát, nhắc nhở trẻ em về các nguy cơ gây tai nạn, thương tích và đuối nước; đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp hè và mùa mưa, lũ.
Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em; rà soát chặt chẽ tình trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ lao động kiếm sống trên địa bàn, kịp thời can thiệp và có biện pháp hỗ trợ nếu phát hiện tình trạng trẻ em bị lợi dụng hoặc lao động trái pháp luật.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật và tăng cường phối hợp liên ngành trong chỉ đạo công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Kịp thời xử lý, hỗ trợ trẻ em bị tai nạn thương tích, bị bạo lực, xâm hại, ngược đãi, bóc lột sức lao động…trên địa bàn (nếu có) và báo cáo nguyên nhân, các biện pháp khắc phục, phòng ngừa khi xảy ra các vụ việc qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, tổng hợp báo cáo chung theo quy định.
Trần Huệ - Mỹ Diễm
Tin tức liên quan