Thứ 4, Ngày 18/09/2024 -

Giá thị trường tháng 8/2024 trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 10/09/2024  15:37
Mặc định Cỡ chữ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, giá cả thị trường trong tháng 8 trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, không có sự biến động lớn về giá, không xảy ra hiện tượng ghim hàng tăng giá. So với tháng trước liên kề, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 giảm 0,07% (khu vực thành thị giảm 0,06%; khu vực nông thôn giảm 0,08%), tác động giảm chủ yếu là do giá xăng, dầu giảm.

 

Về diễn biến giá thị trường của một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu:

 

Giá lương thực bình quân biến động so với tháng 7/2024: Thóc tẻ 9.722 đồng/kg (giảm 590 đồng/kg); gạo tẻ loại thường giá 18.759 đồng/kg (giảm 157 917 đồng/kg)...

 

Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống bình quân có biến động so với tháng 7/2024: thịt lợn hơi 61.259 đồng/kg (giảm 782 đồng/kg); thịt bò bắp 217.407 đồng/kg (tăng 1.574 đồng/kg); rau cải xanh 20.407 đồng/kg (giảm 2.301 đồng/kg); bí xanh 19.111 đồng/kg (giảm 639 đồng/kg); cà chua 30.556 đồng/kg (giảm 1.944 đồng/kg); cá lóc 74.444 đồng/kg (giảm 2.431 đồng/kg)...

 

Giá vật tư nông nghiệp bình quân có biến động so với tháng 7/2024: thức ăn chăn nuôi: thức ăn heo con 20.700 đồng/kg (giảm 4.300 đồng/kg); thức ăn heo thịt 14.500 đồng/kg (giảm 6.500 đồng/kg); thức ăn heo nái 12.800 đồng/kg (tăng 600 đồng/kg)....

 

Giá vật liệu xây dựng, chất đốt bình quân ổn định so với tháng 8/2024: Xi măng PCB 40 là 90.650 đồng/bao; thép cuộn 15.383 đồng/kg; thép góc 19.850 đồng/kg...

 

Giá dịch vụ giáo dục và y tế bình quân ổn định so với tháng 8/2024.

 

Để bình ổn cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ góp phần ổn định giá cả thị trường hàng hóa khi có bão, lũ, thiên tai, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và vận động các đơn vị, doanh nghiệp chủ động dự trữ các mặt hàng thiết yếu; yêu cầu các địa phương nắm chắc nguồn hàng, tổ chức huy động và hướng dẫn cung ứng hàng thiết yếu khi có bão lũ; yêu cầu lực lượng quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, niêm yết giá các mặt hàng thiết yếu nhằm chống các hành vi lợi dụng bão lụt để đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý và thu lợi bất chính, nhất là các mặt hàng thiết yếu như gạo, mì tôm, nước uống đóng chai.

 

Hiện nay các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã được dự trữ tại các kho của các nhà phân phối, cửa hàng và luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ khi có sự cố xảy ra. Hệ thống phân phối hàng hóa các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm) trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, hàng hóa được phân bố đều tại các cửa hàng đại lý từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, tại các chợ, cửa hàng, siêu thị, nên chưa có tình trạng thiếu hàng cung ứng cho Nhân dân...

 

Thái Ninh