Thứ 3, Ngày 15/10/2024 -
Quang cảnh cuộc họp |
Tham dự cuộc họp, có các đồng chí lãnh đạo và Ủy viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.
Theo báo cáo tại cuộc họp, mùa khô năm 2024, tổng diện tích cây trồng bị khô hạn, thiếu nước vụ Đông Xuân là 335,7 ha, hầu hết diện tích cây trồng nằm ngoài khu tưới các công trình đảm nhận; số hộ dân bị ảnh hưởng do thiếu nước sinh hoạt cục bộ là 253 hộ.
Thời gian qua, do ảnh hưởng mưa, bão, những đợt mưa lớn gây lũ quét, sạt lở, ngập lụt đã làm 13 nhà bị ảnh hưởng tốc mái, hư hỏng 02 điểm trường; 02 trụ sở làm việc; 01 trung tâm văn hóa bị ảnh hưởng; khoảng 7,65ha cà phê, lúa và 35 gốc Sâm Ngọc Linh bị ảnh hưởng; 05 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xói lở kênh mương; một số tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ và các tuyến đường liên thôn, liên xã trên địa bàn tỉnh bị sạt ta luy dương, ta luy âm, xói lở nhiều vị trí,… tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm 2024 đến nay ước khoảng 13 tỷ đồng; Cùng với đó, từ đầu năm đến nay đã xảy ra gần 300 trận động đất tại huyện Kon Plông. Về dự báo trong thời gian đến, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khả năng tỉnh ta chịu ảnh hưởng do bão lũ là rất cao.
Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị, địa phương báo cáo về công tác "bốn tại chỗ" để chuẩn bị ứng phó với bão lũ, động đất; báo cáo các phương án để đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo thông tin liên lạc và các phương án để ứng phó khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp |
Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các cơ quan, đơn vị, địa phương cần rút bài học kinh nghiệm về thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 gây ra; yêu cầu các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; phân công cơ quan, đơn vị theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, sạt lở, chủ động chỉ đạo, điều phối, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tại địa bàn phụ trách.
Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, bão lũ; không chủ quan, lơ là trong lãnh đạo chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ; ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống bão lũ. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tự bảo đảm an toàn khi có tình huống xảy ra.
Tăng cường kiểm tra, rà soát an toàn hồ đập; kiểm tra, rà soát hệ thống vật tư trang thiết bị dự phòng phòng, chống thiên tai, có phương án di dời các khu dân cư khả năng bị sạt lở đất, lũ lụt cao; đồng thời sẵn sàng phương án đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo chế độ báo cáo nhanh chóng kịp thời, đầy đủ khi có thiên tai xảy ra. Mục tiêu quan trọng là đảm bảo tính mạng Nhân dân, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống thiên tai.
Đồng chí đề nghị các thành viên Ban Chỉ huy tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, địa phương phát huy vai trò nhiệm vụ đã được phân công. Yêu cầu Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó thiên tai theo quy định./.
Vũ Huệ
Tin tức liên quan