Thứ sáu, Ngày 03/01/2025 -
Hội đồng tư vấn họp đánh giá, nghiệm thu đề tài |
Theo Quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh nêu trên đối với 03 cá nhân: Ông Phạm Ngọc Thanh, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Ngô Thị Hải Vân thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
Nghiên cứu được triển khai sau sự kiện đáng tiếc năm 2016, khi huyện Kon Plông ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh Bạch hầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng đáng báo động khi có tới 36% người dân trong tỉnh không có miễn dịch với bệnh này. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi không có kháng thể phòng bệnh lên đến 31,7%.
Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Td trên toàn Tây Nguyên vào năm 2020. Sau khi hoàn thành việc tiêm chủng 2 mũi cho đối tượng từ 0-49 tháng tuổi trong giai đoạn 2021-2022, khu vực đã không còn ghi nhận thêm ca mắc mới nào.
Thành công của nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc cung cấp bức tranh tổng thể về tình hình miễn dịch cộng đồng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho các đơn vị y tế từ tỉnh đến huyện, góp phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả tại Kon Tum trong giai đoạn 2023-2024.
Đề tài này là minh chứng cho sự kết hợp hiệu quả giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại địa phương./.
Diệu Linh
Tin tức liên quan