Thứ 3, Ngày 10/12/2024 -
Việc thành lập các mô hình phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã của các cấp Hội đã bước đầu đạt những kết quả nhất định, góp phần thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” không trông chờ, ỷ lại của hội viên trong lao động, sản xuất, đồng thời phát huy tính chủ động và trách nhiệm của hội viên từ việc bàn bạc, tự quyết định nội dung và giám sát hoạt động của mô hình. Một số mô hình kinh tế tập thể đã tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số, qua đó tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong trao đổi kinh nghiệm và hợp tác, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất.
Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Trong 9 tháng năm 2024, các cấp, các ngành đã tổ chức 17 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, thành viên hợp tác, cụ thể: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 03 tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ hợp tác xã với 102 lượt người người tham dự. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Kon Tum tổ chức 01 đợt tập huấn nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe; hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý vận tải, dịch vụ công trực tuyến để thực hiện thủ tục hành chính. Sở Khoa học và Công nghệ Tổ chức tập huấn, chuyển giao “Quy trình bảo quản tươi dược liệu dạng củ (Sâm Ngọc Linh)” thuộc sản phẩm đề tài KH&CN cấp tỉnh cho các ngành, địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất - kinh doanh, tổ chức KTTT, HTX....Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức 05 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về công tác quản lý HTX, công tác kế toán, kiểm tra giám sát, áp dụng và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện về xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, về chuỗi giá trị…. cho 380 cán bộ lãnh đạo HTX, Ban kiểm soát, Kế toán, thành viên, người lao động HTX tham gia. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn về hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ cho các mô hình kinh tế tập thể, hướng dẫn việc tiếp cận vay các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất cho cán bộ Hội các cấp; tập huấn cho các ý tưởng tham gia Cuộc thi phụ nữ Kon Tum khởi nghiệp năm 2024; tập huấn cho Ban quản lý và thành viên các mô hình kinh tế tập thể về xây dựng kế hoạch kinh doanh và xây dựng sản phẩm OCOP, có gần 300 đại biểu tham dự. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 02 lớp bồi dưỡng, gồm: Lớp bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn và nâng cao kỹ năng đón tiếp, phục vụ lưu trú du lịch tại Kon Plông từ ngày 26-29/8/2024; và Lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn cho cán bộ cơ sở làm công tác du lịch tại Thành phố Kon Tum từ ngày 04-06/9/2024.
Ngoài ra, Ban Dân tộc đã lồng ghép tổ chức 10 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 với 719 đại biểu tham gia.
Về chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Liên minh Hợp tác xã đã tổ chức cho 05 HTX tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã khu vực phía Bắc năm 2024 tại Thủ đô Hà nội từ ngày 18-24/4/2024. Triển khai cho các HTX tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa tại Lễ tôn vinh HTX tiêu biểu, trao giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2024 và Diễn đàn Hợp tác quốc gia năm 2024.
Ngoài ra, Sở Công Thương đã tổ chức đoàn các doanh nghiệp, HTX tham dự Hội chợ triển lãm Việt Nam - Lào - CampuChia - Thái Lan tại tỉnh Chămpasắc, nước CHDCND Lào; tham dự Hội chợ triển lãm hàng hóa, đầu tư, du lịch và giải trí khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam tại tỉnh Ắt - ta - pư (Lào); Tham gia hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 33 (Vietnam Expo 2024); Hỗ trợ 04 HTX tham gia Chương trình kết nối giao thương với 4 tỉnh, thành phía Bắc từ ngày 12-22/06/2024; phía Nam có 5 HTX; 03 HTX tham gia kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây nguyên tại tỉnh Gia Lai; Hỗ trợ cho 06 HTX tham gia gian hàng tại Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 trong thời gian từ ngày 6-12/9/2024. Tổ chức 07 đợt đưa hàng Việt về nông thôn tại các xã trên địa bàn tỉnh.
Đến nay trên địa bàn tỉnh 99 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đang tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh, trong đó, có 05 sản phẩm của 02 Hợp tác xã được công nhận sản phẩm OCOP 04 sao và 94 sản phẩm OCOP 03 sao….Tiếp tục hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử trong nước (Lazada, shopee, tiki...). Đã cập nhật thêm 26 sản phẩm mới của 07 tổ chức, cá nhân lên sàn Thương mại điện tử của tỉnh Kon Tum, nâng số sản phẩm tham gia sàn Thương mại điện tử lên 614 sản phẩm của 356 tổ chức, cá nhân..
Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh năm 2024 với tổng kinh phí tổ chức 50 triệu đồng; kết quả: có 18 sản phẩm/09 đơn vị được công nhận sản phẩm CNNNT biêu biểu cấp tỉnh năm 2024, trong đó, có 01 sản phẩm (Cà phê đặc biệt Sáu Nhung) của HTX Nông nghiệp Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung được công nhận là sản phẩm CNNNT biêu biểu cấp tỉnh năm 2024; đồng thời, được chọn tham gia bình chọn sản phẩm CNNNT biêu biểu cấp khu vực.
Đã hỗ trợ thiết kế 01 logo, 02 nhãn hiệu cho HTX Cộng đồng GREEN FARM.
Về chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
Tiếp tục triển khai hỗ trợ các dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng một số giống chè mới, thâm canh và chế biến chè xanh, chè Olong tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” ; Dự án KH&CN cấp tỉnh “Xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế gấc theo tiêu chuẩn GACP-WHO trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Đã cấp và tổ chức trao 04 Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ cho các tổ chức, cá nhân và triển khai việc dán Tem cho sản phẩm sâm củ đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh”…; Tổ chức đoàn kiểm tra, lấy mẫu phân tích AND tại các xã thuộc huyện Mơ Rông phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum của 04 tổ chức, cá nhân đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum đến năm 2030 cho 02 tổ chức.
Có 03 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp 06 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích 73,32 ha; 02 Hợp tác xã, tổ hợp tác được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa với diện tích 20 ha; có 20 hợp tác xã, tổ hợp tác được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản xuất nông sản với diện tích 580,4 ha và 33 HTX, THT có chứng nhận an toàn thực phẩm.
Chính sách tiếp cận vốn
Đã tư vấn, hướng dẫn cho các HTX vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh để mở rộng sản xuất kinh doanh, đến thời điểm hiện tại có 08 HTX đang vay vốn với dư nợ 2.430 triệu đồng. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh đã đề nghị rà soát, phân bổ nguồn vốn giải quyết việc làm để bổ sung nguồn lực hỗ trợ cho các HTX trên địa bàn vay, với tổng số tiền 831 triệu đồng.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Đến nay nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tiếp tục có sự tăng trưởng: Cấp tỉnh 9,280 tỷ (tăng 280 triệu đồng), với 19 dự án, có 166 hộ vay; Trung ương Hội 7,4 tỷ, với 13 dự án, có 140 hộ vay. Cấp huyện 3,850 tỷ. Số mô hình, dự án được vay cấp huyện là 24 dự án với 91 hộ vay. Nhờ có nguồn vốn hội viên nông dân mở rộng qui mô phát triển sản xuất, liên kết thành lập chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Về thành lập mới HTX
Thường xuyên tư vấn sáng lập viên về thủ tục thành lập mới HTX. Hỗ trợ hướng dẫn tư vấn giúp các sáng lập viên xây dựng điều lệ HTX; Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh thủ tục thành lập mới HTX, vận động các HTX tham gia thành viên Liên minh HTX tỉnh; Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; UBND các huyện Đắk Hà, Đắk Glei; UBND xã Hòa Bình tổ chức 06 Hội nghị tuyên truyền về KTTT với gần 450 đại biểu tham gia; Vận động thành lập mới 36 HTX và công nhận thành viên của Liên minh HTX tỉnh đối với 20 HTX, nâng tổng số lên 168 thành viên của Liên minh HTX tỉnh. Hướng dẫn các thành viên thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Hội nông dân tỉnh đã phối hợp với ngành chức năng liên quan hướng dẫn thành lập mới 04 HTX, 04 THT; Chủ trì thành lập mới 11 tổ Hội, nâng tổng số tổ Hội Nông dân nghề nghiệp lên 255 Tổ hội; thành lập mới 3 chi Hội, nâng tổng số chi Hội Nông dân nghề nghiệp lên 34 Chi hội.
Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm
Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ 15 tỷ cho các huyện thành phố triển khai hỗ trợ tại Quyết định 421/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023. Theo số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; trong năm 2023, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân các huyện đã phê duyệt và triển khai thực hiện 25 dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (trong đó có 15 hợp tác xã và 10 doanh nghiệp là chủ trì liên kết) với kinh phí hỗ trợ khoảng 64 tỷ đồng, tập trung chủ yếu là các chuỗi cây dược liệu, cây mắc ca, chăn nuôi.
Về Chính sách giao đất, cho thuê đất
Về miễn, giảm tiền sử dụng đất (Điều 5 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ): Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất làm nhà ở cho người lao động quy định tại Điều 55 Luật Đất đai thì được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; Được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi.
Về miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước (Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ): Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê.
Về hỗ trợ tập trung đất đai (Điều 7 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ): Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư: Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước trong 05 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 10 năm tiếp theo. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu: Được Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án và không phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích đất nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Trong chu kỳ thuê đất của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Nhà nước không điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm ảnh hưởng đến dự án. Trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật đất đai và các trường hợp đặc biệt phải điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Luật đất đai./.
Trịnh Minh
Tin tức liên quan