Chủ nhật, Ngày 17/11/2024 -
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh |
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tổng kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 677. 944,639 tỷ đồng. Đến ngày 31/10/2024 các bộ ngành trung ương và các địa phương đã phân bổ giao kế hoạch vốn năm 2024 chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án là 661.160, 156 tỷ đồng, đạt 97,5%; số vốn còn lại chưa phân bổ là 16.784,483 tỷ đồng, chiếm 2,5%...
Uớc thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/10/2024 là 355.616,143 tỷ đồng, đạt 52,46% kế hoạch giao. Trong đó, có 13 bộ, ngành trung ương và 41 địa phương tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước; có 33 bộ, ngành trung ương và 22 địa phương tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (52,46%)…
Đối với tỉnh Kon Tum, năm 2024, kế hoạch đầu tư vốn NSNN được Thủ tướng Chính phủ giao là 2.717.200 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 1.095.720 triệu đồng và ngân sách trung ương là 1.621.480 triệu đồng. Tính đến ngày 31/10/2024, tổng kế hoạch vốn năm 2024 đã giải ngân là 1.166.477 triệu đồng, đạt 50,3%. Ước thực hiện đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh giải ngân đạt khoảng 1.389.730 triệu đồng, đạt 60% kế hoạch thực nguồn năm 2024 và ước đến ngày 31/01/2025, giải ngân khoảng 2.569.992 triệu đồng, đạt khoảng 95% so với kế hoạch trung ương giao…
Đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nêu những khó khăn, vướng mắc của tỉnh trong quá trình thực hiện về cơ chế chính sách trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang mục đích khác để thực hiện dự án...
Đồng chí đề nghị các bộ, ngành liên quan quan tâm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xem xét, sớm giải quyết các kiến nghị của địa phương về cho phép kéo dài thời gian bố trí kế hoạch vốn đối với dự án Đường giao thông tiếp nối với Tỉnh lộ 674 đến đường tuần tra biên giới xã Mô Rai, huyện Sa Thầy; sớm ban hành quyết định điều chỉnh kế hoạch các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách trung ương; xem xét tiếp tục cho kéo dài thời gian thực hiện giải ngân nguồn vốn sang năm 2025 đối với một số dự án dự kiến khó thực hiện giải ngân hết do vướng mắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng...
Tại Hội nghị, đại biểu bộ ngành, địa phương đã thảo luận, trao đổi tập trung vào công tác giải ngân của cơ quan, đơn vị, địa phương; nêu những khó khăn, hạn chế cũng như cam kết trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân, những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường hoạt động của các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các bộ, cơ quan, địa phương có mức phân bổ vốn lớn nhưng tốc độ giải ngân chậm; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là những dự án có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái; tập trung nguồn lực cho các dự án liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia, quốc tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hằng tháng để ban hành các giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã đề ra…/.
Lê Thiện
Tin tức liên quan