Thứ hai, Ngày 25/11/2024 -
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động nghiên cứu, tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển bền vững KTXH vùng biên giới tại Nghị quyết số 23/NQ-CP của Chính phủ và các chỉ đạo của UBND tỉnh triển khai các nội dung nêu trên.
Yêu cầu UBND các huyện biên giới và các đơn vị liên quan tiếp tục cập nhật tình hình, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, có nhiệm vụ, công việc, thời gian hoàn thành cụ thể, đảm bảo cân đối nguồn lực để thực hiện hoàn thành. Tiếp tục rà soát, tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển KTXH, kết hợp củng cố QPAN, đối ngoại tại khu vực biên giới.
Lồng ghép có hiệu quả 03 chương trình MTQG; lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ gắn với nguồn vốn cụ thể của từng Chương trình để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ tổng thể trên một địa bàn, tập trung bố trí vốn đầu tư nhằm triển khai, thực hiện hoàn thành dứt điểm, sớm đưa vào sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư cho phát triển KTXH khu vực biên giới.
Cân đối bố trí NSNN, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối từ vùng kinh tế phát triển tới vùng khó khăn.
Các địa phương biên giới chủ động đề xuất các cơ quan có thẩm quyền các dự án thu hút đầu tư; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn nhằm huy động các nguồn lực để phát triển KTXH, phát triển cơ sở hạ tầng bảo đảm an sinh xã hội, gắn với QPAN phù hợp với đặc điểm, thực tế từng địa phương.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, trong đó có nội dung hợp tác để bảo đảm an ninh biên giới, ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc, giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh, các khu vực chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và phát triển khu vực biên giới.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển sản xuất khu vực biên giới, tham gia xây dựng và hoàn thiện các chính sách đặc thù về khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; trong đó tập trung phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các khu vực biên giới. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các nhiệm vụ KHCN phục vụ các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng xuất khẩu; nhân rộng mô hình ứng dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất.
Thúc đẩy mở, nâng cấp và công nhận cặp cửa khẩu hai bên đã trao đổi, thống nhất; khi đề xuất, thực hiện quy hoạch hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền cần đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đảm bảo hiệu quả công tác quản lý của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu; tạo điều kiện, đề xuất các giải pháp tạo thuận lợi thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới.
Thực hiện tốt công tác QPAN kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội tại các xã biên giới. Chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động trẻ gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; xây dựng đội ngũ CBCCVC người DTTS ưu tiên công tác tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân ở khu vực biên giới, đẩy mạnh triển khai kết hợp quân dân y, phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH, trình độ nhận thức và phong tục tập quán của đồng bào DTTS tại khu vực biên giới.../.
Vũ Huệ - Thu Hằng
Tin tức liên quan