Thứ 3, Ngày 28/01/2025 - 10:45:00

Những kết quả đạt được qua 4 năm thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Ngày đăng: 16/01/2025  07:22
Mặc định Cỡ chữ
Dữ liệu trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung; Danh mục cơ sở dữ liệu mở tỉnh Kon Tum tại Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2023, với 64 CSDL dùng chung của 17 lĩnh vực và 199 CSDL mở của 14 lĩnh vực. Kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đã cập nhật 75 bộ dữ liệu thuộc 12 lĩnh vực của 31 cơ quan, đơn vị

 

Về chuyển đối số trong các cơ quan nhà nước

Tỉnh Kon Tum đã ban hành, cập nhật kiến trúc chính phủ điện tử 2.0. Ban hành nghị quyết về chuyển đổi số, kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh; ban hành Kế hoạch chuyển đổi số 5 năm và hàng năm.

 

Về ứng dụng trong cơ quan nhà nước: Duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống phần mềm dùng chung bảo đảm tập trung, thông suốt, đáp ứng yêu cầu điều hành của chính quyền các cấp trên môi trường số: (1) Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; (2) Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; (3) Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh; (4) Hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh; (5) Hệ thống phần mềm theo dõi chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh (6) Cổng Thông tin điện tử tỉnh; (7) Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh.

 

Về Dữ liệu số: Dữ liệu trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung; Danh mục cơ sở dữ liệu mở tỉnh Kon Tum tại Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2023, với 64 CSDL dùng chung của 17 lĩnh vực và 199 CSDL mở của 14 lĩnh vực. Kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đã cập nhật 75 bộ dữ liệu thuộc 12 lĩnh vực của 31 cơ quan, đơn vị. Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng kho học liệu số: đã hoàn thiện với 2.508 video bài giảng và 167 đồ dùng dạy, học liệu số cấp Tiểu học; 173 video bài giảng cấp Mầm non (đạt tỷ trọng 60%), 425 bài giảng E-learning cấp trung học (đạt tỷ trọng 14%) phục vụ học sinh và giáo viên có thể tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi.

 

Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến: Đã cập nhật, cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia là 1.406 dịch vụ công trực tuyến (335 dịch vụ công trực tuyến một phần và 1.101 dịch vụ dịch vụ công trực tuyến toàn trình) còn lại 334 thủ tục hành chính không xác định là dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình có phát sinh hồ sơ trực tuyến/Tổng số lượng dịch vụ công có phát sinh hồ sơ đạt 31,07%; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến dịch vụ công trực tuyến toàn trình/Tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt 28,6%.

 

Triển khai tích hợp, chia sẻ dữ liệu: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) đã kết nối kỹ thuật đến 18/23 các cơ sở dữ liệu quốc gia/hệ thống thông tin từ Trung ương đến địa phương thông qua Nền tảng NDXP; trong 10 tháng đầu năm 2024 đã khai thác sử dụng 16 dịch vụ dữ liệu, tổng số giao dịch thực hiện qua LGSP là 382.871 giao dịch.

 

Về nền tảng số: Các đơn vị đã triển khai các phần mềm, nền tảng số phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực minh chứng cho giá trị của việc quyết tâm chuyển đổi số.

 

Hệ thống thông tin nguồn: Đã triển khai kết nối 17 Đài Truyền thanh ứng dụng công nghệ thông - viễn thông của các xã và 03 bản tin điện tử công cộng. Hệ thống cũng đã kết nối thông suốt Hệ thống thông tin nguồn Trung ương (Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý).

 

Triển khai, sử dụng có hiệu quả các hệ thống như: Hệ thống Quản lý thông tin lý lịch tư pháp; Phần mềm Quản lý hộ tịch; Cổng thông tin Đấu giá tài sản; Hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý; Phần mềm thống kê ngành Tư pháp. Hệ thống giám sát, theo dõi quản lý tiến độ dự án đầu tư; Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc; Hệ thống Quản lý cán bộ công chức, viên chức; Phần mềm nền tảng quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ; Hệ thống Quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Phần mềm theo dõi cập nhật diễn biến tài nguyên rừng; Phần mềm phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm tra rừng cài đặt trên SmartPhone; Phần mềm Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam; Phần mềm CSDL quản lý năng lực giám sát và đánh giá ngành Kinh tế hợp tác và PTNT; Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu; Hệ thống CSDL ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản...Phần mềm số hóa văn bằng chứng chỉ của ngành, các phần mềm dạy học trực tuyến (MS Teams, Zoom, Google Meet, ...); các ứng dụng kiểm tra đánh giá học sinh trực tuyến; phần mềm kế toán Misa; Hệ thống quản lý trường học, quản lý nhà trường. Phần mềm quản lý, giám sát nước thải công nghiệp; phần mềm giám sát nước mặt; phần mềm quản lý kho số; phần mềm quản lý chất thải rắn; Phần mềm Giám sát khai thác tài nguyên nước; Phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VILIS 2.0…

 

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Kết quả đến năm 2024 đã có 3.007 lượt học viên tham gia các khóa học, 1.104 lượt học viên hoàn thành khóa học.

 

Toàn tỉnh Kon Tum có 566 Tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã, thôn với 2.519 thành viên.Mỗi tổ có khoảng 03 đến 05 thành viên, trong đó Tổ trưởng các Tổ dân phố, Đoàn Thanh niên (các chi đoàn, đoàn cơ sở) và Doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng nòng cốt.

 

Về phát triển hạ tầng số

100% số xã, phường, thị trấn đã phủ sóng thông tin di động; Tỷ lệ dân số được phủ sóng băng rộng di động (3G, 4G, 5G) đạt 99,38%; 100% xã, phường, thị trấn có mạng cáp quang; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 58,34%.

Internet: Tổng tên miền quốc gia “.vn” trên địa bàn tỉnh đạt 634 tên miền. Cổng thông tin điện tử tỉnh và Cổng dịch vụ công đã hoàn thành triển khai IPv6.

 

Về kinh tế số

Duy trì sàn thương mại điện tử của tỉnh, đưa thông tin doanh nghiệp, sản phẩm của tỉnh lên hệ thống với sự tham gia của 349 tổ chức, cá nhân với 588 sản phẩm của tỉnh nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm của địa phương trên môi trường mạng; Vận hành hệ thống hội chợ, triển lãm trực tuyến. Đồng thời, các nền tảng giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, shopee, Lazada... đã dần tiếp cận đến các xã vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở khu vực nông thôn.

 

Trong lĩnh vực y tế: có 100/116 cơ sở y tế được trang bị đầu đọc QR code có thể đọc được thẻ CCCD, đạt tỷ lệ 86,21%; từ đầu năm đến nay số lượt người dùng thẻ CCCD gắn chíp, ứng dụng VNeID thay thế thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh là 19.476 lượt, chiếm 36,72% trong tổng số lượt khám bệnh, chữa bệnh; tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong năm là 12 tỷ đồng, chiếm 24,16% tổng giá trị thanh toán.

 

Trong lĩnh vực bảo hiểm: có 495.660/502.491 (đạt 98,64%) người tham gia BHXH, BHYT, BHTN được đồng bộ, xác thực với CSDL quốc gia về dân cư.

 

Ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục: Các cơ sở giáo dục đã phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 175/334 cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí thanh toán không dùng tiền mặt, đạt 50%.

 

Tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử trên tổng số hồ sơ được phê duyệt đạt 74,83% (Tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử mức 1 trên tổng số hồ sơ được phê duyệt đạt 23,29%; tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử mức 2 trên tổng số hồ sơ được phê duyệt đạt 90,05%).

 

Triển khai Đô thị thông minh

Thành phố Kon Tum: Đã triển khai lắp đặt được 12 Camera an ninh, giám sát trật tự đô thị. Lắp đặt, quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng công lộ thông minh tại tuyến đường Trần Phú, thành phố Kon Tum; triển khai thí điểm thay thế 21 bộ đèn và một số thiết bị chiếu sáng hiện hữu bằng thiết bị chiếu sáng sử dụng công nghệ thông minh tại tuyến đường Trần Phú. Thí điểm phần mềm quản lý cây xanh đô thị...

 

Huyện Kon Plông: Lập dự án xây dựng Trung tâm điều hành, xử lý tập trung đa nhiệm và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số huyện Kon Plông, cụ thể: Đầu tư hạ tầng Trung tâm IOC; Hệ thống camera giám sát thông minh; Hệ thống mạng không dây công cộng; Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ; Nền tảng chuyển đổi số (Smart Kon Plông; Hệ sinh thái du lịch Kon Plông; nền tảng quản lý đô thị, Quy hoạch, xây dựng, đất đai,…).

 

Các huyện còn lại: Ứng dụng Hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; Hệ thống camera an ninh thông minh,...

 

An toàn thông tin mạng

Toàn tỉnh có 82,8% hệ thống thông tin phê duyệt cấp độ an toàn thông tin.

 

Hệ thống đảm bảo an toàn thông tin (SOC) tỉnh và kết nối và chia sẻ thông tin giám sát với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Số lượng thiết bị tích hợp giám sát 29 thiết bị, số lượng website thực hiện giám sát 34.

Có 5603 máy chủ, máy trạm được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc tập trung.

Có 67 website được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng./.

 

                                                                                                    Trịnh Minh

 

 

EMC Đã kết nối EMC
icon
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM
Xin chào! Đây là Hệ thống tự động giải đáp thông tin giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân (Trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp)