Chủ nhật, Ngày 23/02/2025 -

Kết quả nổi bật trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số năm 2024
Ngày đăng: 10/02/2025  15:32
Mặc định Cỡ chữ
Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (E-Government Development Index - EGDI) của Liên hợp quốc, Việt Nam được xếp hạng ở vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022; lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức “Rất Cao” và đạt vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc năm 2003

 

Trong năm 2024, Quốc hội đã ban hành 02 Luật, Chính phủ ban hành 06 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 quyết định và 01 Chỉ thị, đó là: Luật Dữ liệu, Luật Lưu trữ (sửa đổi); Nghị định số 47/2024/NĐ-CP ngày 09/5/2024 quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; Nghị định số dữ liệu quốc gia; Nghị định số 09/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 quy định thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị toán không dùng tiền mặt; Nghị 10/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn thông tin sử dụng nguồn vốn nước;Nghị định số 111/2024/NĐ-CP ngày 06/9/2024 quy định về hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; Nghị định số 147/2024/NĐ-CP ngày 09/11/2024 quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030; Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành, giải quyết công việc, thực thi công vụ và phát triển kinh tế - xã hội.

 

Về xây dựng nền tảng phát triển Chính phủ điện tử: Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã thiết lập được 388 điểm kết nối giữa các hệ thống và cơ sở dữ liệu của 95 cơ quan, đơn vị, hàng ngày có khoảng 2,29 triệu giao dịch. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kế nối với 18 cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, cơ quan, tăng 03 đầu mối so với năm 2023. Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (E-Government Development Index - EGDI) của Liên hợp quốc, Việt Nam được xếp hạng ở vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022; lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức “Rất Cao” và đạt vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc năm 2003.

 

 

Về xây dựng các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc của cơ quan nhà nước: Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, từ ngày 01/01/2024 đến 20/12/2024 số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia là trên 12,2 triệu văn bản, tăng hơn 4 triệu văn bản so với năm 2023 (năm 2023 có hơn 8,2 triệu văn bản gửi, nhận trên Trục); lũy kế đã có hơn 46,5 triệu văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia, tăng hơn 18,3 triệu văn bản so với năm 2023. Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet) tiếp tục phát huy hiệu quả, tính đến nay, Hệ thống đã phục vụ 111 hội nghị, phiên họp của Chính phủ, tăng 25 phiên họp so với năm 2023; thực hiện xử lý 2.685 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, tăng 685 phiếu so với năm 2023, thay thế hơn 932 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy, tăng 278 nghìn hồ sơ, tài liệu so với năm 2023.

 

Về xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong năm 2024 (Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, tại thời điểm đánh giá ngày 30/12/2024): 

 

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của bộ, ngành đạt 59,57% (30.994.321 hồ sơ trực tuyến/52.033.997 hồ sơ được đồng bộ, tăng gần 2 lần so với năm 2023); địa phương đạt 56% (21.730.419 hồ sơ trực tuyến/38.881.238 hồ sơ được đồng bộ, tăng 1,92 lần so với năm 2023). Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng DVCQG (chỉ tiêu năm 2024: 45%): tại các bộ, ngành đạt 57,26% (1.352.544 giao dịch thanh toán trên Cổng/2.361.913 giao dịch thanh toán dịch vụ công) và các địa phương đạt 50,27% (11.379.077 giao dịch thanh toán trên Cổng/22.636.212 giao dịch thanh toán dịch vụ công).

 

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các bộ, ngành đạt 61,40% (31.174.607 hồ sơ được số hóa/ 50.775.346 hồ sơ giải quyết) và các địa phương đạt 67,46% (26.229.283 hồ sơ được số hóa /38.881.238 hồ sơ giải quyết). Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng tại các bộ, ngành đạt 63,08% (32.028.690 kết quả điện tử /50.775.346 kết quả giải quyết) và tại các địa phương đạt 63,08% (24.526.284 kết quả điện tử/38.881.238 kết quả giải quyết); trong khi đó tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa tại các bộ, ngành chỉ đạt 1,35% (686.701 kết quả điện tử được tái sử dụng/50.866.740 kết quả giải quyết), tại các địa phương đạt 21,50% (8.539.110 kết quả điện tử được tái sử dụng/39.716.790 kết quả giải quyết), còn thấp so với chỉ tiêu của Chính phủ (tối thiểu 50%)./.

              

                                                                                      Trịnh Minh