Thứ 5, Ngày 03/04/2025 -
Tính đến hết ngày 28/3/2025, còn 10/50 đơn vị chưa phân bổ, phân bổ hết kế hoạch vốn được giao, giảm 15 đơn vị so với báo cáo tháng 2 năm 2025, trong đó: 1/2 bộ, cơ quan trung ương và 09/48 địa phương chưa phân bố hết kế hoạch vốn.
Nguyên nhân chưa phân bổ
Một số địa phương phân bổ chi tiết danh mục dự án đầu tư (không phân cấp theo cơ chế đặc thù). Dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, do đó chưa phân bổ vốn. Một số địa phương chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Do năm 2023 các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nên không được tiếp tục hỗ trợ trong năm 2025: Tỉnh Quảng Trị có văn bản đề nghị chuyển sang bố trí cho huyện nghèo Đakrông nhưng chưa được Trung ương xem xét.
Giải ngân vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện các CTMQG còn thấp mới đạt 1,8% tổng dự toán thực hiện trong năm (bao gồm dự toán kéo dài từ các năm trước và dự toán giao trong năm 2025); trong đó: NSTW đã giải ngân 323,66 tỷ đồng, đạt 1,8% dự toán năm 2025.
Một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương vẫn còn vướng mắc do một số các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Một số nội dung thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, không có đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung này và phương án điều chỉnh nguồn lực sang thực hiện các nội dung khác chưa được giải quyết kịp thời, làm chậm tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.
Một số nội dung hỗ trợ của của 02 chương trình mục tiêu quốc gia (gồm: phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững) không còn đối tượng hỗ trợ (như: đối tượng đào tạo nghề, đổi tượng tham gia các lớp tập huấn về hỗ trợ phát triển sản xuất,...) hoặc đối tượng theo dự tính ban đầu dã đủ điều kiện ra khỏi đối tượng hỗ trợ của chương trình (như: xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện thoát nghèo,...). Bên cạnh đó, định mức hỗ trợ thực hiện một số nội dung (như: mức hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng đào tạo nghề; mức hỗ trợ phát triển sản xuất...) thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp, không tạo sự khuyến khích các đối tượng tham gia thực hiện chương trình.
Một số địa phương chưa thực sự chủ động thực hiện công tác rà soát, chuẩn bị thủ tục đầu tư ngay từ khâu lập kế hoạch, gặp lúng túng khi áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu mới, nên còn mất nhiều thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư phê duyệt dự án, không kịp thời hoàn thiện thủ tục để đủ điều kiện để phân bổ, giao kế hoạch. Bên cạnh đó, còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, chưa thực sự chủ động ban hành, quyết định những vấn đề đã được phân cấp theo quy định tại Nghị quyết số 111/202/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội (như: ban hành định mức hỗ trợ phát triển sản xuất ở phạm vi địa phương; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn;....).
Quỹ đất của một số địa phương để giải quyết đất ở, đất sản xuất cho người dân còn hạn chế; định mức hỗ trợ theo quy định để thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất rất thấp so với chi phí thực tế.
Trong 03 tháng đầu năm 2025, các bộ, ngành, địa phương tập trung chủ yếu cho công tác kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức tại các bộ, ngảnh và địa phương có ảnh hưởng tiến độ tổ chức, chưa tập trung công tác triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.
Trên cơ sở xem xét khó khăn, vướng mắc, Bộ Tài chính đã có một số kiến nghị với Thủ tướng chính phủ, cụ thể:
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt kết quả cao nhất (trên 95%) theo Công diện số 16/CĐ-TTg ngày 18/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ và nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên theo Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/03/2025 của Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động thực hiện một số nội dung sau nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 tại trung ương và địa phương. Kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ giao:
Chủ chương trình (các Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Dân tộc và Tôn Giáo) khẩn trương thực hiện đôn đốc, kiểm tra, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh sáp nhập, hợp nhất tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại các cấp, đảm bảo quá trình triển khai thực hiện các chương trình được liên tục, đồng bộ, hoàn thành mục tiêu 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội giao.
Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban chỉ đạo trung ương các CTMTQG giai đoạn 2021-2025.
Các chủ Chương trình Dự án Tiểu dự án Nội dung thành phần (Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ...) và UBND cấp tỉnh kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai của địa phương để hướng dẫn, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban bành cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý cho địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Chủ động thực hiện công tác rà soát, ban hành, quyết định những vấn đề đã được phân cấp theo quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội./.
Trịnh Minh
Tin tức liên quan