Thứ sáu, Ngày 04/04/2025 -
Quang cảnh Hội thảo |
Ngày 16/3/1975, tỉnh Kon Tum được giải phóng. Đến tháng 10/1975 tỉnh Kon Tum sát nhập với tỉnh Ga Lai thành tỉnh Gia Lai- Kon Tum. Song song với tập trung phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, văn học, nghệ thuật của tỉnh dần dần hình thành trên nền tảng chủ đạo là chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc thiểu số.
Năm 1991, tỉnh Kon Tum được thành lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Gia Lai- Kon Tum. Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Kon Tum được thành lập từ ngày 14/12/1994 tại Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 1994 của tỉnh Kon Tum về việc thành lập Hội Văn học- Nghệ thuật. Đến nay Hội có 147 hội viên thuộc các chuyên ngành văn học, nghệ thuật. Hội Văn học, nghệ thuật được Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thường xuyên về phát triển văn học, nghệ thuật. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đạt giải thưởng trong nước và quốc tế góp phần giới thiệu, quả bá hình ảnh đất và người Kon Tum.
Trong lĩnh vực sáng tạo, sau ngày thống nhất đất nước, văn học, nghệ thuật Kon Tum tiếp tục lấy đề tài chủ đạo trong sáng tác đó là đề tài dân tộc thiểu số, phản ánh sự phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của Tỉnh. Sau khi thành lập Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh bắt đầu có sự chuyển biến trong sáng tạo trong đó Văn học, Nhiếp ảnh, Mĩ thuật, Âm nhạc, Múa và Biểu diễn phản ánh rõ nét đời sống, văn hóa các dân tộc thiểu số và của tỉnh; thời gian gần đây một số tác giả đã tìm tòi tạo ra phong cách sáng tác riêng .
Hàng năm, Hội Văn học- Nghệ thuật cử hội viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật do các cấp tổ chức, nhất là tham gia các lớp tập huấn của Hội đồng lý luận Trung ương. Tuy nhiên, lực lượng tham gia nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn thiếu, rất ít hội viên tham gia.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ được quan tâm và tạo điều kiện như cử hội viên tham gia bồi dưỡng các lớp lý luận phê bình văn học, nghệ thuật, nhiều hội viên tham gia đào tạo tại trường Viết văn Nguyễn Du, hàng trăm lượt hội viên tham dự các trại sáng tác tại các Nhà Sáng tác Vũng Tàu, Nha Trang…tham dự các buổi hội thảo chuyên đề về văn học dân tộc thiểu số, văn học trẻ Tây nguyên; phát hiện nhiều năng khiếu văn học, nghệ thuật định hướng họ tham gia kết nạp hội viên từ đó tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng; chính sách hỗ trợ quảng bá sáng tạo tác phẩm chưa nhiều.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu, đóng góp của văn học, nghệ thuật Kon Tum trong 50 năm qua trên các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa và các loại hình nghệ thuật khác. Phân tích và làm rõ những đặc trưng, bản sắc, văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Kon Tum trong sự đối sánh với văn học, nghệ thuật khu vực và cả nước; nhận diện những khó khăn, thách thức đang đặt ra cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Kon Tum trong bối cảnh mới.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp, phương hướng, chính sách nhằm thúc đẩy văn học, nghệ thuật Kon Tum phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân và góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, tạo diễn đàn để các nhà nghiên cứu, phê bình, các văn nghệ sĩ có cơ hội trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Minh Huệ
Tin tức liên quan