Trong những năm gần đây, công tác phát triển, đào tạo nhân lực của tỉnh Kon Tum đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH-HĐH của Tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác phát triển, đào tạo nhân lực có tay nghề cao của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp; các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, năng lực và chất lượng đào tạo; năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm,...
 |
Khắc phục cầu hỏng mưa lũ năm 2013 ở Sa Thầy |
Với mục đích nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng về đào tạo nhân lực có tay nghề cao nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa Ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Từ đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để gắn mục tiêu đào tạo nhân lực có tay nghề cao với giải quyết việc làm theo quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Tập trung đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong những ngành, nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp, nền kinh tế, xã hội có nhu cầu, các cấp, các ngành các địa phương cần đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như sau:
Một là, Tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai và tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư về đào tạo nhân lực có tay nghề cao đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ở địa phương, đơn vị; hằng năm, đưa công tác này vào trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của các ngành, địa phương; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng các hình thức thích hợp với các điều kiện thực tế ở địa phương, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực và tay nghề cao trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nhập quốc tế.
Hai là, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao của tỉnh, bảo đảm về số lượng và cơ cấu nghề nghiệp, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nhu cầu sử sụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện xã hội hóa nhằm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp.
Nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh nhằm định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho người học. Định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao phải trên cơ sở nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực của thị trường lao động là tiêu chí để đánh giá uy tín, chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề của tỉnh bảo đảm đáp ứng khả năng đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Tăng cường công tác quản lý nội dung, chương trình và chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm; phát huy vai trò của hội đồng nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm định chất lượng đào tạo và xử lý nghiêm các biểu hiện sai phạm; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác giáo dục nghề nghiệp.
Ba là, Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có trình độ cao trên địa bàn tỉnh theo chuẩn trình độ quốc gia, khu vực và quốc tế; Tăng cường giáo dục tác phong làm việc chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức để hình thành năng lực nghề nghiệp, nhân cách cho người học; lựa chọn, áp dụng chương trình, tiêu chuẩn và công nghệ tiên tiến vào dạy học; đa dạng hóa các phương thức và chương trình và đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành. Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra, bảo đảm trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao.
Thực hiện đầy đủ chế độ ưu đãi, khuyến khích, tôn vinh, khen thưởng đối với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao; có chính sách khuyến khích nghệ nhân ở các làng nghề tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực có tay nghề cao; Khuyến khích và tăng cường liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài. Hợp tác nghiên cứu khoa học, trao dổi thông tin, kinh nghiệm với các tỉnh, thành trong nước, các nước và các tổ chức quốc tế...
Thu Huyền