Thứ 7, Ngày 27/04/2024 -

Chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai; khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 19/10/2020  10:37
Mặc định Cỡ chữ
Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1411/CĐ-TTg ngày 18/10/2020 và Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 16-CV/TU ngày 16/10/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3943/UBND-NNTN ngày 19/10/2020 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.

 

1. Yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 16-CV/TU ngày 16/10/2020; chủ động rà soát, bổ sung phương án phòng, chống thiên tai đảm bảo theo cấp độ rủi ro thiên tai; tổ chức tuần tra canh gác, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân vớt củi, đánh bắt cá,... trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

 

Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các công trình thủy điện, hồ đập trên địa bàn tỉnh; thường xuyên kiểm tra, rà soát và yêu cầu các chủ đập thủy lợi, thủy điện quản lý đảm bảo an toàn công trình, vận hành xả lũ đúng quy trình được phê duyệt; tăng cường công tác giám sát của chính quyền địa phương, kiên quyết xử lý các đơn vị không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

Tổ chức kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và nhà nước. Tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là đối với những hộ dân bị mất nhà cửa, những hộ ở vùng ngập sâu chia cắt dài ngày; tuyệt đối không để người dân bị đói, bị rét, thiếu nước uống, không có chỗ ở,…. Kịp thời triển khai công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ, trong đó tập trung hỗ trợ người dân sửa chữa, dọn dẹp nhà cửa; dọn vệ sinh môi trường; tiêu độc khử trùng, không để dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ.

 

2. Giao ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan thành lập ngay đoàn công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra các đập, hồ chứa nước có quy mô lớn, các đập có nguy cơ mất an toàn, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách để bảo đảm an toàn, đồng thời yêu cầu các chủ đập xây dựng phương án ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn cho đập, vùng hạ du và tổ chức quy trình vận hành hồ chứa theo đúng quy định.

 

Rà soát, tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống thiên tai, nhất là các hình thái cực đoan như bão, lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất...; kiểm tra, nắm chắc số lượng nhân lực, phương tiện, vật tư dự phòng phục vụ công tác phòng chống thiên tai và có phương án huy động phương tiện, lực lượng ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có thiên tai xảy ra.

 

3. Yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại các khu vực dân cư có nguy cơ rủi ro cao khi xảy ra các tình huống thiên tai như: Bão, bão mạnh, mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,... nhất là đối với Nhân dân tại các vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

 

Rà soát, kiểm tra, nắm chắc số lượng nhân lực, phương tiện, vật tư dự phòng phục vụ công tác phòng chống thiên tai ở từng địa phương, đơn vị và có phương án huy động phương tiện, lực lượng ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có thiên tai xảy ra; xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống thiên tai, nhất là các hình thái cực đoan như bão, lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất...;.

 

Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các công tình thủy điện, hồ đập trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, rà soát và yêu cầu các chủ đập thủy lợi, thủy điện quản lý đảm bảo an toàn công trình, vận hành xả lũ đúng quy trình được phê duyệt; tăng cường công tác giám sát của chính quyền địa phương, kiên quyết xử lý các đơn vị không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai; tăng cường công tác cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai, bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy; chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm "bốn tại chỗ"; tăng cường các lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích cấp xã, huy động và phân bổ nguồn lực để hỗ trợ, giúp đỡ người dân phòng, chống, khắc phục thiên tai./.

 

Cổng TTĐT tỉnh