Thứ sáu, Ngày 19/04/2024 -

Thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030
Ngày đăng: 19/05/2021  15:49
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 19/5/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1611/KH-UBND về thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

Mục tiêu của kế hoạch là: Bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số đến năm 2030 tỉnh Kon Tum.

 

Cụ thể: 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sự dụng BPTT hiện đại đạt trên 50% năm 2025 và đạt trên 52% vào năm 2030; giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn; 75% sơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% năm 2030; Trên 95% số xã tiếp tục triển khai cung ứng các BPTT miễn phí phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản vào năm 2025 và đạt 100% năm 2030; 75% số trạm Y tế thuộc vùng có mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các BPTT theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030; Trên 95% số huyện, thành phố có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ KHHGĐ, thực hiện các BPTT lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025, đạt 100% năm 2030; Trên 95% số xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ, sử dụng BPTT; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

 

Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: (1) Thực hiện cơ chế, chính sách về cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ: Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, biên giới trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ. Thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn, chẩn đoán giới tính thai nhi, lựa chọn giới tính trước khi sinh theo hướng tăng nặng mức xử phạt...; (2) Tuyên truyền vận động thay đổi hành vi: Tích cực truyền thông, vận động chuyển đổi hành vi chi trả kinh phí đối với các nhóm đối tượng trực tiếp sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Sản xuất, nhân bản tài liệu truyền thông hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn; xây dựng chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự...; (3) Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số: Thiết lập kênh phân phối PTTT, hàng hóa SKSS; triển khai nguồn cung cấp các PTTT và hàng hóa SKSS theo Đề án 818 Trung ương và chủ động mở rộng các sản phẩm PTTT xã hội hóa; (4) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực cho dịch vụ KHHGĐ: Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân cho dịch vụ KHHGĐ...(5) Nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, cán bộ y tế tại các cơ sở y tế công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ/SKSS: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các loại PTTT, kỹ năng tiếp thị và kỹ thuật của sản phẩm cho cán bộ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS và cán bộ cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS; (6) Kiểm tra, giám sát, báo cáo: Kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất theo khung công cụ giám sát, đánh giá, điều tra thu thập thông tin để đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời đưa ra các giải pháp cho phù hợp.

 

Trần Thị Huệ