Thứ 7, Ngày 26/04/2025 -
Theo đó, điều kiện hoạt động của xe thô sơ, cụ thể:
Đối với xe xích lô: Kích thước xe (Dài x Rộng x Cao) không quá 3,0m x 1,15m x 1,2m; Hệ thống truyền động gồm bàn đạp, đĩa và xích líp không rơ, đầy đủ chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng; Hệ thống phanh dễ điều khiển, chắc chắn, đảm bảo hiệu lực khi phanh; Hệ thống lái gồm tay nắm lái, càng lái đầy đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng; khớp quay lái không rơ, xoay lái nhẹ nhàng cả hai phía; Khung xe và thân vỏ không mục mọt, lắp đặt chắc chắn; chỗ ngồi của hành khách phải có đệm và bộ phận che mưa, che nắng; Bánh xe gồm lốp xe trên cùng một trục phải cùng kích cỡ; không nứt, vỡ, phồng rộp; bánh xe quay trơn, không bị bó kẹt, cọ sát vào phần khác; Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, xe hoạt động ban đêm phải có đèn; có tấm phản quang để xác định kích thước xe; có chuông hoạt động tốt.
Đối với xe súc vật kéo: Kích thước xe (Dài x Rộng x Cao) không quá 4m x 1,8m x 2,2m; Khung và thùng xe mục mọt, thủng rách, lắp đặt chắc chắn; xe chở người phải có ghế ngồi và bộ phận che mưa, che nắng; Ghế ngồi lái được định vị chắc chắn, vị trí thuận tiện cho người điều khiển; Hệ thống phanh phải trang bị dụng cụ hoặc cơ cấu phanh bánh xe đảm bảo có tác dụng chèn bánh xe khi dừng, đỗ; Bánh xe, lốp xe phải cùng kích cỡ; không nứt, vỡ, phồng rộp; bánh xe quay trơn, không bị bó kẹt, cọ sát vào phần khác; Xe hoạt động ban đêm phải có đèn; có tấm phản quang để xác định kích thước xe; Xe súc vật kéo phải có có người điều khiển khi tham gia giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Về xe người kéo: Kích thước xe (Dài x Rộng x Cao) không quá 2,0m x 1,15m x 1,2m; Hệ thống phanh phải trang bị dụng cụ hoặc cơ cấu phanh bánh xe đảm bảo có tác dụng chèn bánh xe khi dừng, đỗ; Hệ thống kéo, đẩy được lắp đặt chắc chắn, kéo, đẩy thuận tiện; Khung xe và thân vỏ không mục mọt, lắp đặt chắc chắn; chỗ ngồi của hành khách phải có đệm và bộ phận che mưa, che nắng; Bánh xe, lốp xe trên cùng một trục phải cùng kích cỡ; không nứt, vỡ, phồng rộp; bánh xe quay trơn, không bị bó kẹt, cọ sát vào phần khác; Xe hoạt động ban đêm phải có đèn; có tấm phản quang để xác định kích thước xe; có chuông hoạt động tốt.
Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện, xe lăn dùng cho người khuyết tật phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Đối với người điều khiển phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện người điều khiển phải thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và mang theo mũ bảo hiểm cho hành khách đi cùng; người điều khiển xe thô sơ phải thực hiện và hướng dẫn hành khách thực hiện đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Về phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động: Xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự được hoạt động và vận chuyển hàng hoá, hành khách trên các tuyến đường bộ và toàn bộ thời gian, trừ các tuyến đường cấm theo quy định của pháp luật và các tuyến đường, đoạn đường có cắm biển báo cấm hoặc hạn chế loại phương tiện hay thời gian hoạt động; riêng đối với xe cơ giới ba bánh (trừ xe thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi trường, xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật) cấm lưu hành trong nội thành, nội thị và các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh (thực hiện theo Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ).
Đối với việc dừng, đỗ đón trả hành khách, hàng hóa: Người điều khiển xe thô sơ, gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự thực hiện dừng xe, đỗ xe theo quy định tại Điều 18, Điều 19 của Luật Giao thông đường bộ. Vị trí dừng, đỗ đón trả hành khách, xếp dỡ hàng hóa phải bố trí tại các khu vực thuận lợi cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/8/2021và thay thế Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy; xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời bãi bỏ khoản 4 mục I Điều 1 Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 19/7/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản pháp luật nhằm thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quy định của tỉnh./.
Thái Ninh
Tin tức liên quan