Chủ nhật, Ngày 27/04/2025 -

Phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Kon Tum
Ngày đăng: 23/11/2021  10:42
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 19/11/2021 Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 4384/QĐ-BGDĐT Phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Kon Tum.
Một số hình ảnh về Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Kon Tum do Tiến sĩ Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Tổng chủ biên; Lê Văn Châu – Chủ biên và các tác giả Nguyễn Thị Nhung, Lê Đắc Tường, Trần Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Quế, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Nguyễn Vĩnh Học, Trần Kim Trọng Nghĩa, Đặng Thị Thanh Sương, Đinh Văn Tính, Lê Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Vũ Ngọc Huy, Trần Ngọc Lâm, Nguyễn Duy Quốc, Vũ Tuấn Anh, Phan Đức, Phan Anh Khánh, Phạm Thị Tâm, Trần Quốc Vương, Tạ Văn Sỹ.

 

Tài liệu  gồm 09 chủ đề với các mạch kiến thức: (1) về văn hoá, lịch sử truyền thống; (2) về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; (3) về chính trị - xã hội, môi trường. Mỗi chủ đề là những nội dung cơ bản, được chắt lọc và thiết kế, trình bày qua bốn hoạt động: (1) Mở đầu; (2) Kiến thức mới; (3) Luyện tập và (4) Vận dụng.

 

9 chủ đề cụ thể của Tài liệu gồm: (1) Truyện cổ các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum; (2) Kon Tum từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X; (3) Giai điệu quê em; (4) Vẽ tranh lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum; (5) Địa lý tự nhiên tỉnh Kon Tum; (6) Nghề truyền thống ở Kon Tum; (7) Học sinh Kon Tum với việc thực hiện an toàn giao thông; (8) Học sinh Kon Tum với an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương; (9) Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học ở Kon Tum.

 

Với việc hoàn thành và được phê duyệt Tài liệu nêu trên, sẽ giúp trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của tỉnh Kon Tum. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc tại địa phương. Góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất cần có của học sinh như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

 

Văn Minh