Thứ 7, Ngày 26/04/2025 -

Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2021
Ngày đăng: 28/01/2022  23:50
Mặc định Cỡ chữ
Trong tháng 12/2021, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 42 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 39 Nghị định của Chính phủ và 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Cụ thể:

 

Ảnh minh họa

 

1. Nghị định số 104/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

 

Nghị định áp dụng đối với: Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; cơ quan thuế; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

Nghị định quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 và tháng 11/2021 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, cụ thể: Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10/2021 chậm nhất là ngày 20/12/2021; Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11/2021 chậm nhất là ngày 30/12/2021...

 

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 04/12/2021).

 

2. Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống ma túy.

 

Nghị định gồm 06 chương, 59 điều; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về công tác phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14, Điều 16, khoản 3 Điều 17, Điều 18, Điều 19, khoản 6 Điều 23 của Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14 ngày 30/3/2021.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành: Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ; Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 của Chính phủ; Nghị định số 45/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ; Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

 

3. Nghị định số 106/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam.

 

Nghị định gồm 04 chương, 29 điều; quy định chi tiết về hệ thống tổ chức; chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với Bộ đội Biên phòng; phối hợp giữa bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng. Nghị định áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 21/01/2022. Nghị định số 02/1998/NĐ-CP ngày 06/01/1998 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực; Điều 12 Nghị định số 02/1998/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi được bãi bỏ, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

 

4. Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

 

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; Bổ sung, thay thế một số từ, cụm từ tại một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày ký ban hành (ngày 06/12/2021).

 

5. Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

 

Nghị định gồm 2 Chương, 6 Điều với những nội dung cơ bản: Thực hiện điều chỉnh đối với 07 nhóm đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/2022. Thời điểm điều chỉnh từ ngày 01/ 01/2022.

 

Mức điều chỉnh: Tăng thêm 7,4% đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/2022; Các đối tượng nghỉ hưu trước ngày 01/01/1995 sau khi thực hiện điều chỉnh mức 7,4% mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2,5 triệu đồng/tháng, thì tiếp tục được điều chỉnh: tăng thêm 200 ngàn đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống và tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp từ 2,3 triệu đồng/người/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/01/2022; các quy định tại Nghị định được thực hiện từ ngày 01/01/2022.

 

6. Nghị định số 109/2021/NĐ-CP ngày 08/12/2022 của Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.

 

Nghị định quy định về cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy quy định tại khoản 6, Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy ngày 30/3/2021.

 

Nghị định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định tình trạng nghiện ma túy.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

 

7. Nghị định số 110/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

 

Nghị định bãi bỏ toàn bộ 13 nghị định của Chính phủ. Các văn bản bãi bỏ được sắp xếp theo phạm vi điều chỉnh (trong đó sắp xếp văn bản được sửa đổi, bổ sung trước văn bản sửa đổi, bổ sung để dễ theo dõi, các văn bản điều chỉnh về cùng một vấn đề được sắp xếp gần nhau) và theo thứ tự thời gian ban hành (từ ban hành trước đến ban hành sau).

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2021.

 

8. Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

 

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP; Bãi bỏ và thay thế một số quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

 

9. Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 

Nghị định bao gồm 08 chương, 47 điều. Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Lu\ật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về: Điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo khoản 2 Điều 10; khoản 4 Điều 12; khoản 4 Điều 16; khoản 6 Điều 17; khoản 2 Điều 74; Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại một số thị trường, ngành, nghề, công việc theokhoản 2 Điều 8; Mức ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo khoản 3 Điều 24; khoản 2 Điều 36; Mức trần tiền ký quỹ, quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động theokhoản 5 Điều 25; điểm c khoản 1 Điều 43; Điều kiện, thủ tục đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động giao kết sau khi xuất cảnh theo khoản 2 Điều 54; Các biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Bãi bỏ các văn bản QPPL: Nghị định số 38/2020/NĐ-CP ngày 03/4/2020 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/9/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

10. Nghị định số 113/2021/NĐ-CP ngày 14/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

 

Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4; Sửa đổi khoản 3 Điều 4; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6; Sửa đổi khoản 1 Điều 7; Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành (ngày 14/12/2021).

 

11. Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

 

Nghị định quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam.

 

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn đối ứng của phía Việt Nam.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

 

12. Nghị định số 115/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.

 

Nghị định sửa đổi khoản 1 Điều 11; Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 12; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 5 Điều 14.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày ký ban hành (ngày 16/12/2021).

 

13. Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

 

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính về: (1) Điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; thủ tục đăng ký, công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; (2) Quy trình cai nghiện ma túy; (3) Cai nghiện ma túy tự nguyện; (4) Cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; (5) Cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; (6) Quản lý sau cai nghiện ma túy.

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

 

14. Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 

Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 26; sửa đổi, bổ sung Điều 29; Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7, khoản 4 Điều 28, Điều 37 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP. Quy định điều khoản chuyển tiếp và Điều khoản thi hành.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2022.

 

15. Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

Nghị định gồm 05 Chương và 43 Điều quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: Những quy định chung; Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính; Nội dung quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Điều khoản thi hành. Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục các Biểu mẫu quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Các quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2 và 4 Điều 15 Nghị định này có hiệu lực thi hành đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành kể từ ngày 01/01/2021. Nghị định này thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ.

 

16. Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới.

 

Nghị định gồm 09 Chương với 43 Điều. Quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, giấy phép liên vận cho đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện; gia hạn thời gian lưu hành cho phương tiện của nước ngoài tại Việt Nam tham gia vận chuyển người, hàng hóa giữa Việt Nam với các nước theo quy định của các điều ước quốc tế về vận tải đường bộ qua biên giới mà Việt Nam là thành viên.

 

Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới giữa Việt Nam với các nước theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; không áp dụng đối với các đối tượng được miễn giấy phép theo quy định của các điều ước quốc tế về vận tải đường bộ qua biên giới mà Việt Nam là thành viên.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2022. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, giấy phép liên vận đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được thực hiện cho đến khi hết thời hạn hiệu lực của giấy phép.

 

17. Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

 

Nghị định gồm 05 Chương với 56 Điều. Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể: Những quy định chung;  Thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình; Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Thi hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

Nghị định áp dụng đối với người bị đề nghị và bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Người được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; Cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình; Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

 

18. Nghị định số 121/2021/NĐ-CP ngày 27/12/2021 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

 

Nghị định gồm 08 chương với 43 điều; Quy định về việc kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.

 

Nghị định áp dụng đối với: Các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; Các đối tượng được phép chơi và các đối tượng được phép ra, vào các Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 12/02/2022.

 

19. Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

 

Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

 

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là hành vi vi phạm pháp luật có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện mà không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự và được quy định tại Nghị định này, bao gồm: (a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư; (b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đấu thầu; (c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; (d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quy hoạch.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

 

20. Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

 

Nghị định bao gồm 06 Điều; Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

 

21. Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.

 

Nghị định gồm 05 điều: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

 

22. Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới

 

Nghị định gồm 4 chương, 23 điều; Quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

 

Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bình đẳng giới không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

 

23. Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.

 

Nghị định gồm 07 điều: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; (3) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; (4) Bãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP và Nghị định số 107/2013/NĐ-CP của Chính phủ

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

 

24. Nghị định số 127/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

 

Nghị định gồm 5 Điều; Thay thế, bãi bỏ một số khoản, cụm từ của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP; Quy định điều khoản chuyển tiếp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

 

25. Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

 

Nghị định bao gồm 03 Điều; sửa đổi, bổ sung một số điều khoản và bãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP. Nghị định sửa đổi phạm vi điều chỉnh; quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán...

 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

 

26. Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

 

Nghị định gồm 7 Điều: (1) Sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; (2) Sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao; (3) Sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 131/2013/NĐ-CP; (4) Sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; (5) Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

 

27. Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

 

Nghị định gồm 4 chương với 48 điều; Quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

 

28. Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

 

Nghị định gồm 08 chương với 185 điều. Quy định chi tiết về việc công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và các biện pháp thi hành Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng.

 

Nghị định áp dụng đối với (1) Người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh; (2) Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh; (3) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với chính sách ưu đãi người có công theo quy định của Pháp lệnh.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/02/2022. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 và Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

 

29. Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

 

Nghị định sửa đổi: Điểm i khoản 1 Điều 1; khoản 3 Điều 21; khoản 1 Điều 31; khoản 2 Điều 34; điểm b khoản 2 Điều 44; điểm d khoản 1 Điều 45;  khoản 1 Điều 48;  Điều 52; điểm d khoản 2 Điều 76; tiểu mục 1, Mục IX, Phần B Phụ lục Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.

 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

 

30. Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.

 

Nghị định gồm 04 chương, 25 điều: Quy định việc quản lý, sử dụng, đối tượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Bãi bỏ Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

 

31. Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.

 

Nghị định gồm 4 điều, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ; Hiệu lực thi hành; Điều khoản chuyển tiếp; Trách nhiệm thi hành. Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục 15 Biểu mẫu về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2022.

 

32. Nghị định số 137/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược và trò chơi có thưởng.

 

Nghị định gồm 04 chương với 64 điều; quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022; bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật sau: (a) Chương VII Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế; (b) Chương VII Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ về kinh doanh casino; (c) Chương VII Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; d) Khoản 13, khoản 14 và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 175/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

 

33. Nghị định số 138/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

 

Nghị định gồm 3 chương, 19 điều; Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Thay thế Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính và Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP.

 

34. Nghị định số 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

 

Nghị định bao gồm 05 chương và 59 điều; Quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; Các hành vi vi phạm về hoạt động của phương tiện thủy nội địa ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải, bao gồm: Vi phạm của phương tiện thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện; quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; vận tải đường thủy nội địa; tai nạn giao thông đường thủy nội địa và tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.

 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

 

35. Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.

 

Nghị định quy định về lập hồ sơ đề nghị, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc; chế độ, quản lý, giáo dục; trình tự, thủ tục về lập hồ sơ hoãn, miễn, giảm thời hạn; tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng, trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc; tạm đình chỉ thi hành quyết định, hủy quyết định đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Đề nghị áp dụng và thi hành quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (ngày 31/12/2021).

 

36. Nghị định số 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

 

Nghị định quy định về đối tượng áp dụng, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thi hành hình thức xử phạt trục xuất. Đối tượng áp dụng, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính; các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính; quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Thay thế các Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất và Nghị định số 17/2016/NĐ-CP ngày 17/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.

 

37. Nghị định số 143/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

 

Nghị định sửa đổi, bổ sung điểm m khoản 2 Điều 1; Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2; Bổ sung Điều 2b vào sau Điều 2a; Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 4 Điều 3; Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3; Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 8 Điều 4 ; Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều 5; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 ; Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 14; Bổ sung Điều 14a vào sau Điều 14... Bãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP.

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

 

38. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

 

Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

 

Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

 

39. Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chệnh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

 

Nghị định quy định việc quản lý các nguồn thu, gồm: (a) Thu từ cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp 1), cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; (b) Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (c) Thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động; (d) Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng vốn để nộp về ngân sách nhà nước.

 

Quy định các khoản chi từ ngân sách nhà nước để xử lý, hỗ trợ kinh phí khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chi đầu tư phát triển quy định tại Nghị định này.

 

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2022.

 

40. Quyết định số 37/2021/QĐ-TTg ngày 18/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

 

Quyết định gồm 04 chương, 18 điều; quy định về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi là Mạng bưu chính KT1) và việc vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính, về: Nguyên tắc hoạt động của Mạng; Đối tượng phục vụ; Dịch vụ bưu chính KT1; Bảo đảm an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1; Chất lượng dịch vụ bưu chính KT1; Kinh phí bảo đảm hoạt động của Mạng...

 

Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/02/2022 và thay thế Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

 

41. Quyết định số 38/2021/QĐ-TTg ngày 29/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Quyết định sửa đổi một số nội dung tại Điều 5 Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Bộ TTTT, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Tần số VTĐ năm 2009; Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 9 Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐTTg được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg; Sửa đổi, bổ sung Bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện và một số quy định về điều kiện sử dụng băng tần chung của ITU theo kết quả Hội nghị WRC-19; Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện sử dụng băng tần cho các nghiệp vụ vô tuyến điện riêng của Việt Nam...

 

Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/02/2022 và thay thế Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

 

42. Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

 

Quyết định gồm 5 chương, 26 điều; quy định về việc thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (sau đây được viết tắt là Quỹ); mức đóng góp vào Quỹ của doanh nghiệp và người lao động; nội dung chi và mức chi đối với các nhiệm vụ của Quỹ quy định tại Điều 67 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 

Đối tượng áp dụng: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, hoạt động, quản lý, đóng góp và sử dụng Quỹ.

 

Quyết định có hiệu lực từ ngày 21/02/2022. Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

 

Thái Ninh