Thứ 5, Ngày 26/12/2024 -
Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động ứng phó với các nguy cơ cháy rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, bảo vệ tài nguyên rừng và giữ vững môi trường sinh thái, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau:
Về công tác quản lý, bảo vệ rừng: Tăng cường công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp với từng đối tượng; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và tố giác các hành vi vi phạm; chú trọng phát hiện, nêu gương, nhân rộng điển hình trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng để tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.
Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phát huy vai trò của người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động công vụ của lực lượng làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng; quán triệt, nghiêm túc tổ chức xem xét kiểm điểm trách nhiệm đối với từng tổ chức, cá nhân khi để xảy ra các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng trên địa bàn quản lý.
Xác định, khoanh vùng các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra vi phạm; rà soát, sắp xếp, kiện toàn, bổ sung duy trì hoạt động các chốt, trạm bảo vệ rừng tại các vị trí, khu vực xung yếu, tuyến giao thông, các khu vực trọng điểm.
Thường xuyên kiểm tra, triệt phá các tụ điểm phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật.
Quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng, giao rừng, cho thuê rừng, giao khoán bảo vệ rừng, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, khai thác tận dụng lâm sản.
Về công tác phát triển rừng: Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh căn cứ chỉ tiêu trồng rừng, trồng cây phân tán đã được phân bổ năm 2024, khẩn trương xây dựng Kế hoạch, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc các công việc cần thiết để triển khai trồng rừng, trồng cây phân tán theo quy định.
Kiểm tra, rà soát lại các diện tích rừng trồng chưa đạt yêu cầu trên địa bàn từ năm 2021-2023, chuẩn bị cây giống triển khai trồng lại rừng, trồng dặm bổ sung đảm bảo mật độ, chất lượng, thời vụ và thành rừng theo quy định.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm tổ chức kiểm tra, giám sát đối với diện tích đã và đang trồng rừng và trồng cây phân tán, theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển cây trồng nhằm phát hiện sớm tình trạng sâu bệnh hại và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng, đảm bảo yêu cầu từng cán bộ phải nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, xử lý sâu bệnh hại để hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân.
Về công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bố trí lực lượng trực phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định; tăng cường tuần tra, kiểm tra tại các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, kịp thời phát hiện và xử lý đám cháy ngay từ ban đầu.
Khẩn trương đôn đốc việc phát, thu gom vật liệu cháy, bổ sung biển báo cấm lửa, biển báo cấm chặt phá, cấm chăn thả gia súc, cấm các hoạt động sản xuất nương rẫy (đặc biệt chú trọng tại các khu vực rừng trồng đang trong thời kỳ chăm sóc; các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng).
Thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị và trực phòng cháy chữa cháy rừng của các đơn vị chủ rừng đảm bảo theo quy định, nhất là đối với các vùng có nguy cơ cháy rừng cao./.
Lê Hằng – Trần Tiến
Tin tức liên quan