Chủ nhật, Ngày 08/09/2024 -

Những kết quả nổi bật qua 4 năm thực hiện chuyển đổi số
Ngày đăng: 19/07/2024  17:59
Mặc định Cỡ chữ
Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, từ năm 2020 đến nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để hoàn thiện thể chế nhằm đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số ở nước ta. Quốc hội ban hành 03 Luật điều chỉnh tác động trực tiếp tới hoạt động chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số ngành, lĩnh vực; Chính phủ ban hành 02 Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới dữ liệu dân cư, phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia; 19 Nghị định tác động, điều chỉnh trực tiếp các hoạt động chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số…

 

Về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

Về cung cấp, năm 2010 cả nước có 04 dịch vụ công trực tuyến mức cao nhất, chiếm 0,004% tổng số dịch vụ công và mức độ tăng trưởng rất chậm trong giai đoạn 10 năm tiếp theo (năm 2019 mới chỉ đạt gần 11%). Cho đến năm 2020, bắt đầu triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến có bước tăng trưởng đột phá khi hàng năm tăng trưởng bằng cả giai đoạn 10 năm trước đó. Đến nay tỷ lệ này cả nước đạt trên 55%, tăng gấp 5 lần so với giai đoạn 10 năm trước đó.

 

Về hiệu quả, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức cao nhất (trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính) ở năm 2019 chỉ khoảng 5%. Thời điểm hiện tại, tỷ lệ này đạt 43% (tăng hơn 8 lần).

 

Năm 2019, người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở đâu thì phải tạo tài khoản ở đó. Hiện nay, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số ngày 17/7/2024

 

Các nền tảng, hệ thống phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp trong cơ quan nhà nước trên môi trường số

 

Xử lý hồ sơ công việc trong cơ quan nhà nước, năm 2020, hồ sơ công việc tại cấp bộ được xử lý trên môi trường mạng đạt mức 65,8% (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Đến nay, tỷ lệ này đạt là 89,35%. Tỷ lệ công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia là 37,4%.

 

Trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, trước đây các hệ thống quả lý văn bản điều hành của các bộ, ngành, địa phương đa số còn ròi rạc, chưa kết nối để liên thông văn bản điện tử. Mỗi hệ thống hoạt động độc lập, hoặc chỉ nội bộ trong từng ngành, địa phương, thậm chí trong một bộ, địa phương còn có các hệ thống văn bản khác nhau. Cho đến nay, 100% hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương đã được kết nối thông suốt nhờ triển khai Trục liên thông văn bản quốc gia. Tổng số có 98% các cơ quan đã gửi, nhận văn bản điện tử và 80% lãnh đạo các cấp đã sử dụng chữ ký số chuyên dùng cá nhân.

 

Phát triển dữ liệu số: Cơ sở pháp lý về cơ sở dữ liệu đã có bước tiến vượt bậc: Nghị định quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu đã ra đời năm 2020 đã giải quyết căn bản việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trước đó còn thực hiện tự phát. Luật giao dịch điện tử năm 2023 và Nghị định quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia năm 2024 đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu, đảm bảo định hướng dữ liệu trong cơ quan nhà nước là thống nhất, phân cấp và được quản lý.

 

Về triển khai: Nếu trước năm 2020 chỉ có CSDLQG về doanh nghiệp được đưa vào vận thành thì đến nay các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng như dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm đã hoàn thành, các cơ sở dữ liệu khác cũng đang gấp rút hoàn thiện. CSDLQG về dân cư đã hoàn thiện và cung cấp dữ liệu rộng rãi phục vụ cải cách hành chính. CSDLQG về đất đai đã thực hiện được 455/705 đơn vị cấp huyện và đang từng bước được lấp đầy. Trước năm 2020 các bộ, nghành, địa phương triển khai cơ sở dữ liệu còn manh mún thì đến năm 2024 hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã hoạch định rõ và ban hành danh mục CSDL dùng chung của mình với tổng số gần 3000 cơ sở dữ liệu.

 

Về kết nối chia sẻ dữ liệu ,năm 2020, tổng số giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu là 11,5 triệu giao dịch qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia, đến năm 2024, Trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia ghi nhận: 95 đầu mối kết nối của các cơ quan, đơn vị. Tổng giao dịch trong năm 2024 đến thời điểm hiện tại (16/7/2024) là 533 triệu (bằng 85% tổng số giao dịch năm 2023); luỹ kế là 2,3 tỷ giao dịch.

 

Về nền tảng số/hệ thống thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ về chất. Trước năm 2020 thì chỉ triển khai các hệ thống thông tin rời rạc thì đến nay, các hệ thống thông tin đã được chuyển đổi thành nền tảng mở để triển khai rộng rãi tới địa phương và có khả năng kết nối chia sẻ dữ liệu. Nếu năm 2020 chưa có hệ thống thông tin nào kết nối tới nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia thì đến nay đã có 29 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ và 95 đầu mối kết nối để khai thác dịch vụ được chia sẻ. Hầu hết toàn bộ các bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng LGSP để chia sẻ dữ liệu nội bộ.

 

 Về phát triển kinh tế số

 

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đặt ra mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong GDP năm 2025 tối thiểu 20%, năm 2030 tối thiểu 30%. Thực tế ước tính tỷ trọng này năm 2021 ước đạt 11,91%, năm 2022 ước đạt 14,26%, năm 2023 ước đạt 16,5%, trong đó tỷ trọng kinh tế số lõi ICT chiếm hơn 60%, kinh tế số ngành, lĩnh vực chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 40%. Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực của Việt Nam so với năm 2022 đạt được kết quả ấn tượng: du lịch trực tuyến tăng 82%, thanh toán số tăng 19% đưa Việt Nam trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á, thương mại điện tử tăng 11%.

 

Sau hơn 4 năm phát động chuyển đổi số, tỷ lệ cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số 100%.

 

Trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay mỗi ngày có từ 20 đến 25 triệu giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính, xử lý bình quân 830 nghìn tỷ.

 

Công nghiệp công nghệ số

 

Số lượng doanh nghiệp CNTT đang hoạt động ước đạt khoảng 45.500 doanh nghiệp, về cơ bản không đổi so với năm 2022. Năm 2023, Việt Nam có hơn hơn 1,5 nghìn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022.

 

Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022: Việt Nam được xếp hạng 55 toàn cầu, trong khi Singapore xếp thứ 2, Malaysia 29, Thái Lan 31. Chỉ số này được tổng hợp từ 39 tiêu chí trong 3 nhóm cơ bản: chính sách của Chính phủ; lĩnh vực công nghệ và hạ tầng dữ liệu.

 

Về phát triển nhân lực số: Lực lượng lao động ngành công nghiệp CNTT Việt Nam khá đông đảo, với trên 1,5 triệu lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp; 168 trường đại học và 520 trường nghề có đào tạo về CNTT, điện tử viễn thông. Ngành ICT cũng là ngành kỹ thuật có số chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất, thu hút được nhiều sinh viên tuyển sinh nhất, với tổng chỉ tiêu tuyển sinh xấp xỉ 100 nghìn (có những trường tuyển sinh năm 2023 trên 10.000 sinh viên).

 

Thương mại điện tử (TMĐT): Báo cáo của Google đánh giá tốc độ tăng trưởng Thương mại điện tử của Việt Nam từ 2019 đến 2023 là khoảng 25% mỗi năm. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2024, TMĐT tăng trưởng mạnh, cụ thể: Tổng doanh số toàn sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 129 nghìn tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Các nền tảng số quốc gia đang được các bộ, ngành triển khai. Bộ Công an đã triển khai Nền tảng định danh và xác thực điện tử, Bộ Tài chính đã triển khai Nền tảng hóa đơn điện tử, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triền khai nền tảng VSSID trên toàn quốc, Toà án nhân dân tối cao đã triển khai nền tảng Trợ lý ảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thử nghiệm Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp tại Đồng Tháp,…

 

 Về phát triển xã hội số

 

Tình hình xã hội số giai đoạn 2022 - 2024 có những chuyển biến tích cực, trong đó tỷ lệ người dân ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử tăng từ mức 3% lên 13,5% (tăng gần gấp 4 lần); tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 87,08% (tăng thêm 20% từ mức tỷ lệ của năm 2020).

 

Về phát triển công dân số, đến tháng 12/2023, Bộ Công an đã cấp trên 84,7 triệu thẻ CCCD gắn chip. Đã kích hoạt 45,4 triệu tài khoản định danh (đạt 67,5% so với tổng hồ sơ tiếp nhận). Có 34 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỉ lệ kích hoạt định danh điện tử cao nhất cả nước. Ứng dụng VNeID đã được tích hợp thêm các tiện ích: sổ sức khỏe điện tử; giấy phép lái xe; ví điện tử; kê khai, đăng ký, nộp thuế; thông tin sổ bảo hiểm xã hội và nhiều tiện ích khác.

 

An toàn thông tin

 

Bộ TT&TT đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 về việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

 

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như sau:

 

Tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm ATTTM trên cả nước.

 

Tổ chức các biện pháp bảo đảm ATTT, đặc biệt là hoàn thành phê duyệt cấp độ (thời hạn: tháng 9/2024) và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm ATTT (thời hạn: tháng 12/2024) đối với 100% hệ thống thông tin.

 

Hạng mục về ATTT là bắt buộc với tỷ lệ kinh phí tối thiểu 10% cần được bố trí khi triển khai chuyển đổi số, ứng dụng CNTT.

 

Tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình khi xảy ra sự cố tấn công mạng để đảm bảo hoạt động ứng cứu sự cố hiệu quả, nhất là việc khôi phục hoạt động của hệ thống thông tin và chia sẻ kinh nghiệm, bài học để chủ động ứng phó.

 

Đến 6/2024, cả nước2 có 7.206 HTTT trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.

 

Các bộ, ngành có 1.539 HTTT, các địa phương có 5.667 HTTT, trong đó cấp độ 1 có 3309 HTTT (45,9%), cấp độ 2 có 2914 HTTT (40,4%), cấp độ 3 có 955 HTTT (13,3%), cấp độ 4 có 23 HTTT (0,3%), cấp độ 5 có 05 HTTT (0,1%).

 

Số lượng HTTT đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ (HSĐXCĐ) là 5.515 HTTT, tương đương 76,5%3, tăng 11,5% so với năm 2023. Các bộ, ngành có 1.093 HTTT/1.539 HTTT, tương đương 71,1%; các địa phương có 4.422 HTTT/5.667 HTTT, tương đương 78%.

 

Số lượng HTTT đã được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn HTTT theo HSĐXCĐ được duyệt là 4.068 HTTT, tương đương 56,5%4, tăng khoảng 26,5% so với năm 2023. Các bộ ngành có 793 HTTT/1.539 HTTT, tương đương 51,5%; các địa phương có 3.275 HTTT/5.667 HTTT, tương đương 57,8%./.

 

                                                                                      Trịnh Minh