Thứ 7, Ngày 21/12/2024 -
Quang cảnh Hội thảo |
Tham gia Hội thảo có TS. NSND Phạm Anh Phương, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 tại tỉnh Kon Tum; các chuyên gia quốc tế, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà lý luận phê bình, chuyên gia nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; lãnh đạo và các hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh.
Hội thảo lần này nhằm chia sẻ kiến thức, thảo luận, trao đổi về các xu hướng phát triển của những loại hình nghệ thuật liên quan tới chuyển động, kinh nghiệm từ thực tế sáng tác, thực hành, làm nghề của mỗi nhà nghiên cứu, tác giả, nghệ sỹ; một số phương pháp tiếp cận, sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đương đại nói chung, nghệ thuật múa, nhiếp ảnh, mỹ thuật, điêu khắc, văn học, thơ ca đương đại nói riêng.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS. NSND Nguyễn Văn Quang, Trưởng Ban Lý luận Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam nhấn mạnh: Với sự chuyển động của xã hội trong thời kỳ mới, thời kỳ mở cửa hòa nhập toàn cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có nhiều ảnh hưởng tới môi trường sáng tác văn học nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật múa đương đại ngoại lai du nhập vào nước ta với nhiều trường phái, khuynh hướng sáng tác, thực sự có phần chưa phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, thẩm mỹ của công chúng người Việt Nam. Chính vì vậy đã có chuyển biến nhiều về tư tưởng trong tư duy sáng tạo nghệ thuật, đây có lẽ là một trong những vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây.
Để tiếp tục cho sự nghiệp phát triển ngành múa, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đòi hỏi phải có những tư duy khám phá, phát hiện chiều sâu của tâm hồn cũng như nhìn nhận khai thác hình mẫu chuẩn mực điển hình trong cộng đồng và cuộc sống mới, phải từ tâm hồn, trái tim của tác giả đến với công chúng, góp phần giáo dục tư tưởng nghệ thuật vươn tới nhân văn, chân - thiện - mỹ phù hợp với nếp sống văn hóa người Việt, đó là sự kết tinh những triết lý sâu sắc giữa tác giả và công chúng.
Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình đã trình bày nhiều tham luận với góc nhìn chuyên sâu, tập trung vào các nhóm vấn đề: Thực trạng, xu hướng phát triển của nghệ thuật chuyển động đương đại; Bản sắc văn hóa và tính đa dạng trong nghệ thuật múa; Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại; Múa bản địa - Xúc tiến trao đổi văn hóa...
Ngoài ra, Hội thảo cũng đã kết nối, trò chuyện trực tuyến với chuyên gia quốc tế Arnd Wesemann, người sáng lập và Tổng biên tập Tạp chí múa TANZ. Dace của Đức.
Nguyễn Hiệp
Tin tức liên quan