Thứ 7, Ngày 21/12/2024 -
Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum |
Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 đã được đẩy mạnh một cách bài bản, quyết liệt, hiệu quả, với nhiều kết quả cụ thể, thiết thực, tạo đột phá. Trong trao đổi, tiếp xúc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lãnh đạo các tổ chức quốc tế và chuyên gia đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, ấn tượng với tăng trưởng năm 2024; đánh giá cao điều hành vĩ mô của Chính phủ, quyết tâm hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, coi Việt Nam là hình mẫu trong hợp tác và tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thời gian qua, các bộ ngành liên quan đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy ngoại giao công nghệ, ngoại giao bán dẫn, đổi mới sáng tạo, triển khai nhiều hoạt động quyết đoán, quyết liệt, hiệu quả, thiết thực, đúng thời điểm để thúc đẩy ngoại giao công nghệ với các đối tác chủ chốt và các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống, triển khai quyết liệt việc tạo đột phá ở các thị trường mới, tiềm năng.
Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được mở rộng, đưa hợp tác về nhân lực cao trở thành một nội dung hợp tác quan trọng của ta với các đối tác như Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ...; đẩy mạnh hợp tác quốc tế triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao, Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương... đã triển khai công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những phát biểu, góp ý sát thực tế, thể hiện trí tuệ, tầm nhìn trong quá trình lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ ngoại giao kinh tế của các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, còn một số tồn tại như: việc đánh giá về thị trường, đối tác chưa rõ ràng và kịp thời; chưa xác định được các trọng điểm, trọng tâm; việc linh hoạt thích ứng chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu diễn biến thị trường.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, ngoại giao kinh tế là một động lực quan trọng và cần luôn được làm mới; đặc biệt là các động lực như kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp và ngoài ngước; có cơ chế đẩy mạnh tiêu dùng trong nước; xây dựng thương hiệu và giữ thương hiệu; thu hút đầu tư thực chất hiệu quả hơn; phát triển thị trường cạnh tranh bền vững, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm; đẩy mạnh ngoại giao công nghệ; mở rộng hợp tác công nghệ.
Trong quan hệ ngoại giao kinh tế, cần bám sát nhu cầu thực tế trong và ngoài nước không hời hợp, hình thức; có sự phối hợp của các cơ quan, địa phương doanh nghiệp trong công tác hợp tác phải sâu xác chặt chẽ; đối với các đối tác cần thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy tạo lòng tin với các đối tác.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị năm 2025 tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế trong các hoạt động đối ngoại cấp cao; xây dựng các kế hoạch cụ thể, thành lập cơ chế trao đổi với các đối tác về đẩy mạnh triển khai các cam kết thoả thuận cấp cao đã đạt được; tạo đột phá trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư; đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới...
Lê Hằng
Tin tức liên quan