Thứ 3, Ngày 01/04/2025 -
![]() |
Ảnh minh họa |
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất các huyện: Đăk Glei, Kon Rẫy, Ngọc Hồi và Đăk Tô.
* Tại Quyết định số 155/QĐ-UBND ngày 24/3, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030; Kế hoạch sử dụng đất năm đầu (năm 2025) của kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đăk Glei, cụ thể:
Đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp 143.124,36 ha, đất phi nông nghiệp 5.312,41 ha, đất chưa sử dụng 927,75 ha. Diện tích đất nông nghiệp cần thu hồi 775,00 ha, phi nông nghiệp 81,1 ha. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 972,00 ha, chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp 3.083,89 ha, chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung 161,82 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 15,83 ha;
Năm 2025, phân bổ diện tích các loại đất: Nông nghiệp 143.344,76 ha, phi nông nghiệp 4.770,75 ha, đất chưa sử dụng 1.248,98 ha. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 367,71 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 10,79 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 7,32 ha. Kế hoạch thu hồi đất: Đất nông nghiệp 344,82 ha, đất phi nông nghiệp 34,78 ha.
* Tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 24/3, UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Kon Rẫy, cụ thể:
Đến năm 2030, đất nông nghiệp 86.626,51 ha, phi nông nghiệp 4.643 ha, đất chưa sử dụng 120,83 ha. Diện tích đất cần thu hồi, đất nông nghiệp 597 ha, phi nông nghiệp 94,98 ha. Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp 762,54 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 27,92 ha, chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung 175,53 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 11 ha;
Năm 2025, phân bổ diện tích các loại đất: Nông nghiệp 87.063,83 ha, phi nông nghiệp 3.999,73 ha, đất chưa sử dụng 326,77 ha. Diện tích chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp 182,75 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1,44 ha, chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung 18,20 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 0,46 ha.
* Tại Quyết định số 157/QĐ-UBND ngày 24/3, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Ngọc Hồi, cụ thể:
Đến năm 2030, đất nông nghiệp 77.654,00 ha, phi nông nghiệp 6.083,25 ha và đất chưa sử dụng 199,00 ha. Diện tích đất cần thu hồi: 1.527,83 ha đất nông nghiệp và 637,13 ha đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 1.480,40 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 5,55 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 506,87 ha.
Trong năm 2025, phân bổ diện tích các loại đất: Nông nghiệp 78.280,25 ha, đất phi nông nghiệp 5.261,00 ha và đất chưa sử dụng 395,00 ha; chuyển đổi mục đích sử dụng 536,85 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1,30 ha và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 76,67 ha. Diện tích đất cần thu hồi gồm 581,94 ha đất nông nghiệp và 200,47 ha đất phi nông nghiệp.
* Tại Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 25/3, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Đăk Tô, cụ thể:
Đến năm 2030, đất nông nghiệp 44.017,34 ha, phi nông nghiệp 6.509,13 ha và đất chưa sử dụng 343,84 ha. Diện tích đất cần thu hồi gồm 1.368,08 ha đất nông nghiệp và 129,90 ha đất phi nông nghiệp. Diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất gồm 1.368,08 ha đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 407,63 ha và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 23,92 ha.
Năm 2025, phân bổ diện tích các loại đất: Nông nghiệp 44.889,40 ha, phi nông nghiệp 5.674,65 ha và đất chưa sử dụng 306,26 ha. Chuyển đổi 164,99 ha đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 2 ha. Thu hồi 164,99 ha đất nông nghiệp và 70,26 ha đất phi nông nghiệp.
Giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025
Tại Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 24/3, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Dự án Khu dân cư Hoàng Thành (xã Đăk Cấm, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) do Công ty TNHH Thương mại Vinh Quang I làm chủ đầu tư là 144 căn hộ; Khu nhà ở tái định cư thuộc tài sản công tại Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, thành phố Kon Tum chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội là 96 căn hộ.
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, quản lý chất lượng dự án đầu tư nhà ở xã hội của các chủ đầu tư theo quy định, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng Nhà ở tái định cư thuộc tài sản công sang Nhà ở xã hội thuộc tài sản công tại Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, thành phố Kon Tum theo đúng quy định.
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
Tại Công văn số 941/UBND-KGVX ngày 24/3, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chủ trương của Trung ương, của tỉnh đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Trong đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức quán triệt, tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả.
Thường xuyên rà soát, kiện toàn và nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả hoạt động cho đội ngũ tuyên truyền viên, đảm bảo vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ chuyên sâu về lý luận chính trị và kỹ năng thuyết trình, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; quan tâm bố trí kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Ủy quyền Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ
Ngày 25/3, UBND tỉnh có các Quyết định ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực: Môi trường, địa chất, khoáng sản. Cụ thể:
Tại Quyết định số 161/QĐ-UBND, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, gồm: (1) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND tỉnh và các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phân cấp cho UBND cấp tỉnh thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; (2) Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường các dự án/cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND tỉnh và các dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phân cấp cho UBND cấp tỉnh; (3) Cử cán bộ, công chức, chuyên gia (trong trường hợp cần thiết) kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư; tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải xả ra môi trường; thông báo về kết quả kiểm tra vận hành thử nghiệm.
Tại Quyết định số 165/QĐ-UBND, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh: (1) Lấy ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, phòng chống thiên tai, thủy lợi trước khi cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; (2) Phê duyệt công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; (3) Phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất dự án đầu tư xây dựng công trình; (4) Phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với các trường hợp không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; (5) Phê duyệt kết quả xác định tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Thời hạn ủy quyền là 12 tháng kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành (ngày 25/3/2025).
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi
Tại Công văn số 992/UBND-KTN ngày 26/3, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát tổng đàn vật nuôi thuộc diện tiêm phòng, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi tại các địa phương có nguy cao, đặc biệt lưu ý những đàn vật nuôi tại các khu vực có nguy cơ cao, vật nuôi đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch;
Chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh;
Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trai, khu vực chăn nuôi; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; định kỳ tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại khu vực chăn nuôi có nguy cơ cao, ổ dịch cũ, chợ, điểm thu gom, tập kết, buôn bán động vật sống, sản phẩm động vật;
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; các địa phương có chung đường biên giới với các nước bạn Lào, Cam Pu Chia cần tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin; xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện;
Thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng tại địa phương, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh...
Giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD năm 2025 cho các Công ty do UBND tỉnh làm đại diện chủ sở hữu
Tại Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 27/3, UBND tỉnh giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2025 cho các Công ty TNHH MTV do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu.
Đối với 2 Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh: (1) Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Kon Tum, doanh thu và thu nhập khác 323.100 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế 22.000 triệu đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 44%; (2) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, doanh thu và thu nhập khác 29.007 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế 1.787 triệu đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 2,45%.
Đối với 7 Công ty hoạt động công ích: (1) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy, doanh thu và thu nhập khác 12.548 triệu đồng; sản phẩm, dịch vụ công ích 20.665,96 ha; (2) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy, doanh thu và thu nhập khác 28.730 triệu đồng; sản phẩm, dịch vụ công ích 28.014,25 ha; (3) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plong, doanh thu và thu nhập khác 54.440,9 triệu đồng; sản phẩm, dịch vụ công ích 49.244,88 ha; (4) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, doanh thu và thu nhập khác 20.392,47 triệu đồng; sản phẩm, dịch vụ công ích 19.998,03 ha; (5) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi, doanh thu và thu nhập khác 13.749,17 triệu đồng; sản phẩm, dịch vụ công ích 21.686,76 ha; (6) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia H'Drai, doanh thu và thu nhập khác 16.008 triệu đồng; sản phẩm, dịch vụ công ích 35.419,56 ha; (7) Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Kon Tum, doanh thu và thu nhập khác 16.709 triệu đồng; sản phẩm, dịch vụ công ích 17.177 ha.
Triển khai các nhiệm vụ theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
Tại Công văn số 1019/UBND-KTTH ngày 28/3, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Yêu cầu các cơ quan, địa phương chủ động phối hợp với các Bộ, ban ngành Trung ương (khi có yêu cầu) trong việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất nguyên vật liệu và hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện.
Tập trung rà soát sửa đổi, hoàn thiện các quy định không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ theo hướng vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ở đó, ở cấp nào thì cấp đó chủ động xử lý, thực hiện ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức, viên chức; thể chế, cơ chế, chính sách phải hướng tới huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và người dân cùng tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển đất nước.
Tập trung rà soát tham mưu cấp có thẩm quyền cắt giảm thủ tục hành chính để giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế.
Phát huy hơn nữa vai trò là thành viên Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án trên địa bàn tỉnh và Ban Chỉ đạo giải quyết thủ tục đầu tư tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sớm đưa vào vận hành, khai thác các công trình, dự án đã và đang triển khai, những dự án chậm tiến độ nhằm giải phóng nguồn lực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tránh thất thoát, lãng phí.
Thúc đẩy chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ, dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo; nền kinh tế số rộng khắp, bảo đảm an ninh, an toàn mạng. Tập trung triển khai các chính sách thí điểm mới, đột phá về đầu tư, tài chính, đấu thầu, thử nghiệm có kiểm soát; khuyến khích và phát huy hiệu quả các quỹ khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; áp dụng mô hình “đầu tư công - quản lý tư”, “đầu tư tư - sử dụng công”, “lãnh đạo công - quản trị tư”.
Tập trung triển khai hiệu quả các quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch đã ban hành, nhất là Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển các hành lang kinh tế, vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ gắn với các trung tâm mới; chủ động đề xuất các giải pháp phát triển các ngành bán dẫn, chíp...
Chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp đồng bộ phát triển văn hóa, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, ổn định chính trị, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; làm tốt công tác truyền thông chính sách, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế thực chất, hiệu quả...
Thái Ninh
Tin tức liên quan