Thứ sáu, Ngày 22/11/2024 -

Tín dụng chính sách xã hội “chỗ dựa” cho người nghèo
Ngày đăng: 20/09/2022  14:34
Mặc định Cỡ chữ
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những trụ cột tích cực, quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện đời sống, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Các cá nhân có thành tích đóng góp vào kết quả hoạt động

của Ngân hàng CSXH tỉnh

 

Để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP 04/10/2002 của Chính phủ, Ngân hàng CSXH tỉnh đã đồng hành cùng 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp trên địa bàn tỉnh, xây dựng mạng lưới hoạt động rộng khắp từ tỉnh đến tận thôn, tổ dân phố; với 102 điểm giao dịch, 1.674 Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm phục vụ đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Qua 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp hàng ngàn người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi và tạo sự ổn định xã hội ở nông thôn, tự họ vươn lên thoát nghèo, làm cho bộ mặt nông nghiệp, nông thôn thực sự khởi sắc.

 

Khi mới bắt đầu thực hiện Nghị định của Chính phủ, chỉ có 02 chương trình tín dụng tại thời điểm nhận bàn giao với dư nợ 72,5 tỷ đồng. Đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh đang triển khai thực hiện 17 chương trình tín dụng chính sách (tăng 15 chương trình so với năm 2002).

 

Tính đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn huy động đạt 3.553,9 tỷ đồng, tăng 3.462,9 tỷ đồng, gấp 38,1 lần so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,6%. Nguồn vốn này được cho vay thông qua các chương trình tín dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, vốn tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động.....; thông qua nguồn vốn phục vụ các nhu cầu thiết yếu như: Hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, nhà ở xã hội và hỗ trợ xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh…

 

Đã có 376.321 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với tổng doanh đạt 8.790 tỷ đồng; doanh số xóa nợ, khoanh nợ là 61 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/8/2022 đạt 3.545,4 tỷ đồng, tăng 47,9 lần so với năm 2002, với 67.920 hộ còn dư nợ, tương đương 47,3% tổng số hộ dân toàn tỉnh, tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 23,4%/năm.

 

Thông qua hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần giúp người dân trên địa bàn tỉnh bám đất, bám làng, phát triển sản xuất, thay đổi nhận thức để vươn lên thoát nghèo và xây dựng nông thôn mới. Các chương trình tín dụng chính sách cũng đã tác động tích cực đến đến vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép với công tác khuyến nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi để tăng sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 376.321 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để xây dựng, sửa chữa nâng cấp 119.528 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 56.508 lượt hộ tại vùng khó khăn vay vốn sản xuất kinh doanh; tạo việc làm cho 34.862 lao động; 20.548 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 10.488 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; 512 lao động thuộc gia định chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ xây dựng 490 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP; 13 doanh nghieepg vay vốn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP; 2.866 hộ vay với số tiền 138 tỷ đồng theo Nghị quyết 11/NQ-CP; giúp hơn 78.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn vượt qua ngưỡng nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 38,63% xuống 16,34% (giai đoạn 2006-2020), từ 33,36% năm 2021 xuống 6,32% đến cuối năm 2021; góp phần xây dựng 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

 

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2022 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, mô hình hoạt động của NHCSXH đã phát huy hiệu quả tích cực trong triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, được đánh giá là một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo./.

 

Lê Hằng