Thứ 5, Ngày 26/12/2024 -
Quang cảnh buổi làm việc |
Theo báo cáo của huyện về tình hình xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn huyện có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 06 xã đạt 12 đến 13/19 tiêu chí; bình quân đạt 15 tiêu chí/xã; 01 xã (Sa Nhơn) được công nhận xã nông thôn mới nâng cao; 01 thôn (thôn Đức Lý, xã Sa Nhơn) được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 06 thôn đạt chuẩn thôn NTM ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn và truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện đã tổ chức được 02 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và Kế hoạch kiểm tra, giám sát giai đoạn 2021-2025 và năm 2022. Theo đó, năm 2022 đã kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, giám sát việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Tổng kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao để thực hiện các Chương trình năm 2022 là 62.683 triệu đồng, đã giải ngân 24.521 triệu đồng (đạt 39%). Năm 2023, tổng ngân sách nhà nước bố trí là 77.023 triệu đồng, đã thực hiện và giải ngân 251 triệu đồng (đạt 0,33%).
Tại buổi làm việc, UBND huyện đề nghị tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế đặc thù hỗ trợ sử dụng nguồn vốn đầu tư công; định mức quy định diện tích tối thiểu đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh; định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện dự án...
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc |
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn huyện, như: Giải ngân chậm các dự án từ năm 2022; việc bố trí nguồn đối ứng của địa phương chưa đảm bảo; chưa có kế koạch lồng ghép các chương trình; chưa ban hành kế hoạch xóa mù chữ, chất lượng giáo dục còn hạn chế, tỉ lệ mù chữ cao...
Để khắc phục các tồn tại hạn chế trong thời gian qua, thời gian tới đề nghị địa phương tăng cường công tác tuyên tuyền đến người dân về mục tiêu, ý nghĩa và mục đích của các Chương trình MTQG để người dân nổ lực cùng chính quyền các cấp triển khai thực hiện; các cấp ủy quyết liệt sâu xác đến từng công việc, đến từng chương trình, đến từng dự án và đánh giá tiến độ thời gian triển khai từng dự án; tăng cường công tác quán lý, xây dựng kế hoạch công tác lồng ghép các dự án để thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG; kiểm tra lại phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban Chỉ đạo; có kế hoạch kiểm tra nhằm phát hiện các khó khăn vướng mắc để tháo gỡ.
Đề nghị UBND huyện tăng cường phối hợp với sở ngành để tăng cường công tác thực hiện nhằm tháo gỡ vướng mắc; rà soát các kinh phí chủ động, phân bổ các nguồn đối ứng đảm bảo theo quy định; tăng cường hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện giải ngân của các ngành, địa phương của mình quản lý để đảm bảo đúng tiến độ và đúng chất lượng công trình và đôn đốc, theo sát các đơn vị tư vấn thực hiện các công trình chất lượng hiệu quả./.
Lê Hằng
Tin tức liên quan