Thứ 5, Ngày 26/12/2024 -
Quang cảnh hội nghị |
Dự hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các đơn vị chủ rừng và UBND các huyện, thành phố.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo đánh giá tình hình thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; Báo cáo tóm tắt sơ kết 03 năm thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025 định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Theo đó, trong các năm 2021, 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã trồng mới rừng 10.173 ha và 2.426.157 cây phân tán. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 sẽ trồng mới 4.000 ha rừng, 598.800 cây phân tán và 1.400 ha cây dược liệu. Tính đến ngày 22/9/2023 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trồng mới 3.850,94 ha rừng; 622.828 cây phân tán; 20,501 ha cây Sâm Ngọc Linh và 1.225,97 ha dược liệu khác.
Năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã để xảy ra 02 vụ vi phạm về khai thác rừng trái pháp luật với khối lượng lớn, cụ thể: Vụ thứ nhất xảy ra tại Tiểu khu 708 và 709 lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ia H’Drai quản lý với khối lượng thiệt hại: 69,502 m3 gỗ tròn các loại; Vụ thứ hai xảy ra tại Tiểu khu 692 lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sa Thầy quản lý với khối lượng thiệt hại: 147,066 m3 gỗ tròn các loại.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng số vụ vi phạm phát hiện là 32 vụ, khối lượng gỗ vi phạm 59,097m3 gỗ quy tròn các loại, diện tích thiệt hại 5,248 ha. So với cùng kỳ năm 2022: số vụ vi phạm giảm 42 vụ; Khối lượng vi phạm giảm 333,332 m3 gỗ; Diện tích thiệt hại giảm 26,59 ha; Đã xử lý: 37 vụ; Chưa phát hiện các vụ phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật với quy mô lớn....
Kết quả 03 năm thực hiện đề án Lâm nghiệp bền vững độ che phủ rừng đến năm 2022 là 63,05%, ước thực hiện đến hết năm 2023 là 63,12% đạt 96,8% mục tiêu đề án, dự báo đến hết năm 2025 độ che phủ rừng sẽ đạt 64%; Chỉ tiêu trồng rừng tập trung đến năm 2023 trồng mới được 14.024,24 ha đạt 93,5% mục tiêu đề án, dự báo đến 2025 đạt và vượt mục tiêu đề ra; Chỉ tiêu trồng cây phân tán đến năm 2023 trồng được 3,049 triệu cây phân tán đạt 101,6% mục tiêu đề án; Chỉ tiêu diện tích rừng có trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 4.500 ha, đến năm 2023 diện tích rừng có trồng Sâm Ngọc Linh là 1.804,571 ha đạt 40% mục tiêu đề án, dự kiến trong năm 2023 các doanh nghiệp trồng khoảng 450 ha nâng diên tích Sâm Ngọc Linh lên 2.254,5 ha ước đạt 50,1% mục tiêu đề án; dự báo đến năm 2025 khó đạt được mục tiêu 4.500 ha như đề án đề ra…
Sau 3 năm thực hiện đề án diện tích rừng tự nhiên thiệt hại 221,531 ha, diện tích rừng phòng hộ đặc dụng hầu như không bị tác động.Trong giai đoạn từ năm 2021-2023 phát hiện 319 vụ vi phạm với tổng khối lượng 912,735 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại, diện tích thiệt hại 221,531 ha. So với cùng kỳ giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, số vụ vi phạm giảm 956 vụ (giảm 75%); Khối lượng gỗ vi phạm giảm 6.109,857 m3 gỗ (giảm 87%); Diện tích thiệt hại tăng 19.04 ha (tăng 20,5%). So với cùng kỳ giảm 2 tiêu chí vẫn đảm bảo mục tiêu số vụ vi phạm năm sau giảm 10% so với năm trước.
Đến năm 2023 đã giao được 9.483 ha rừng cho cộng đồng; giao 8.027,94 ha rừng do UBND xã quản lý về cho các chủ rừng, nâng diện tích rừng có chủ thật sự 552.342,15 ha, chiếm 88,4%; Huy động nguồn lực để phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021-2023 đã huy động hơn 1.547,3 tỷ đồng đạt 103 % mục tiêu đề án; Tổng giá trị sản xuất ước đạt 7.508,5 tỷ đồng…
Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, công tác QLBV&PTR trên địa bàn tỉnh đã có nhiều kết quả tích cực; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng được tăng cường; đã huy động toàn hệ thống chính trị và Nhân dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Đã tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa…
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn, trao đổi những khó khăn, bất cập vướng mắc về cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho công tác QLBV&PTR và các vấn đề dân sinh, xã hội liên quan đến rừng, đất rừng trên địa bàn tỉnh, các vấn đề liên quan đến xử lý tang vật của các vụ án, đấu giá tài sản thu hồi trong các vụ án. Đồng thời, đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả trong công tác QLBV&PTR, thực hiện các mục tiêu Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững theo Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy trong thời gian tới.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác QLBV&PTR tỉnh phát biểu kết luận hội nghị |
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác QLBV&PTR và 03 năm thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững. Đồng thời, đề nghị các cấp, ngành, địa phương phải tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với công tác QLBV&PTR; triển khai quyết liệt và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách; các văn bản chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp, thực hiện tốt các mục tiêu Đề án đặt ra.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia trồng rừng bằng nhiều hình thức; vận động, khuyến khích, hướng dẫn người dân đang sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây nông nghiệp ngắn ngày; cây công nghiệp kém hiệu quả kinh tế sang trồng rừng sản xuất, ưu tiên cho người dân tại chỗ tham gia trồng rừng có hưởng lợi.Tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng trồng và cây phân tán trên địa bàn tỉnh cho người dân.
Đồng chí lưu ý, trong thời gian tới, các đơn vị, địa phương cần khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, chủ động hơn nữa trong triển khai nhiệm vụ QLBV&PTR; tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của người đứng đầu; tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động về QLBV&PTR trên địa bàn theo các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; quyết tâm, quyết liệt thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu đề án đề ra, trọng tâm là chỉ tiêu trồng rừng, trồng Sâm Ngọc Linh, nuôi dưỡng rừng.
Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị, địa phương sớm hoàn thiện việc rà soát quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng theo phương châm chủ động, sáng tạo, kịp thời. Thúc đẩy việc trồng Sâm Ngọc Linh để đến năm 2025 đạt chỉ tiêu 4.500 ha rừng có trồng Sâm…/.
Lê Thiện
Tin tức liên quan