Thứ 4, Ngày 02/04/2025 -
Tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 23,85 tỷ USD, tăng 17,7% so với năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 12,19 tỷ USD (chiếm 51,1% tổng kim ngạch), tăng 33,1% so với năm đạt 6,52 tỷ USD (chiếm 27,3%), tăng 5,2%. trước; dịch vụ vận tải.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2024 ước đạt 36,19 tỷ USD (trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 12,07 tỷ USD), tăng 24,4% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 14,6 tỷ USD (chiếm 40,3% tổng kim ngạch), tăng 16,0%; dịch vụ du lịch đạt 12,57 tỷ USD (chiếm 34,7%), tăng 60,6%. Nhập siêu dịch vụ năm 2024 là 12,34 tỷ USD (năm 2023 là 9,47 tỷ USD).
Kết quả thực hiện Chiến lược của một số ngành dịch vụ ưu tiên
Dịch vụ du lịch, năm 2024, ngành du lịch tiếp tục phục hồi với kết quả đạt 17,6 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 840 nghìn tỷ đồng. Ngành du lịch đang đẩy nhanh chuyển đổi số thông qua các hoạt động xây dựng nền tảng số quốc gia Quản trị và kinh doanh du lịch, áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động điểm đến thông minh du lịch tại các địa phương, hình thành và vận hành các nền tảng dùng chung trong ngành du lịch như Ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam – Vietnam Travel”, thẻ Việt, hệ thống vé điện tử, hệ thống thuyết minh đa phương tiện. Xuất hiện xúc tiến các sản phẩm du lịch mới như du lịch điện ảnh, du lịch nông nghiệp, du lịch đường sắt, du lịch đêm, du lịch golf...Chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2024 với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” được nhiều địa phương triển khai, tổ chức nhằm thu hút du khách, giới thiệu các chương trình du lịch mới, các gói sản phẩm có chất lượng dịch vụ tốt nhằm gia tăng trải nghiệm của du khách. Việt Nam tiếp tục được vinh danh tại Giải thưởng du lịch thế giới (WTA) ở 3 hạng mục: điểm đến hàng đầu châu Á, điểm đến di sản hàng đầu châu Á, điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á.
Dịch vụ logistics và vận tải, cùng với sự phục hồi và phát triển sôi động của nền kinh tế, ngành vận tải, logistics đã có một năm tăng trưởng mạnh mẽ với những chỉ tiêu khả quan: vận tải hành khách ước đạt 5.067,6 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,3% so với năm trước và luân chuyển đạt 275,4 tỷ lượt khách.km, tăng 11,6%; vận tải hàng hóa ước đạt 2.670,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,0% so với năm trước và luân chuyển 545,1 tỷ tấn.km, tăng 11,8%.
Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, năm 2024, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 109.478 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2023. Đóng góp vào GDP của ngành ước đạt 989.016 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2023. Tổng số lao động toàn ngành ước khoảng 1.542.994 lao động, tăng 02% so với năm 2023.
Doanh thu dịch vụ bưu chính ước đạt 71.140 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023 và ước đạt 110,8% kế hoạch năm 2024. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 5.019 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023 và ước đạt 100% kế hoạch năm 2024.
Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 147 nghìn tỷ đồng, tăng 3,49% so với năm 2023. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 85%, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023 (79%). Tổng số thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 94 thuê bao/100 dân, tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2023 (85,7 thuê bao/100 dân)…
Công nghiệp ICT, doanh thu ước đạt 3.878.296 tỷ đồng (~151,86 tỷ USD, tính theo tỷ giá 25.538,77 đồng/USD), tăng 11,2% so với năm 2023 (137 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 132,341 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2023.
Tính đến ngày 31/11/2024, số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động là 54.500 doanh nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh thu lĩnh vực An toàn thông tin mạng ước đạt 7.179 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số tiền nộp NSNN của doanh nghiệp hoạt động ATTT mạng ước đạt 794 tỷ đồng, tăng 156,8% so với năm 2023 (309 tỷ đồng).
Tính đến hết năm 2024, cả nước đã có hơn 13,33 triệu chứng thư chữ ký số được cấp (bao gồm hơn 12,45 triệu chứng thư chữ ký số công cộng và khoảng 880.000 chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ).
Doanh thu lĩnh vực phát thanh, truyền hình đạt 12.524 tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2023 (12.049 tỷ đồng). Doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2023 (12.552 tỷ đồng).
Dịch vụ tài chính – ngân hàng được phát triển gắn với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển dân từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh số, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số. Theo đó, các công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn được ứng dụng mạnh mẽ trong hầu hết các hoạt động ngân hàng.
Số lượng ATM đạt 21.078 máy (tăng 0,08% so với cùng kỳ); số lượng POS đạt 719,697 máy (tăng 49,99% so với cùng kỳ). Số lượng giao dịch qua ATM đạt 708,86 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt gần 2,23 triệu tỷ đồng. Số lượng giao dịch qua POS đạt 585 triệu giao dịch tương ứng với hơn 9,66 triệu tỷ đồng. Số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân là 199,39 triệu tài khoản (tăng 12,25% so với cùng kỳ).
Số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 159,23 triệu thẻ (tăng 10,99% so với cùng kỳ); có 85 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet với số lượng giao dịch đạt gần 2,61 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 62,49 triệu tỷ đồng (tăng 51,15% về số lượng và 33,94% về giá trị so với cùng kỳ); 52 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động với số lượng giao dịch 9,84 tỷ giao dịch với giá trị giao dịch đạt 59,74 triệu tỷ đồng (tăng 55,54% về số lượng và 34,91% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023); số lượng giao dịch qua QR Code đạt hơn 239,8 triệu giao dịch với giá trị 132,96 nghìn tỷ đồng (tăng 106,9% về số lượng và 109,67% về giá trị so với cùng kỳ).
Tính đến ngày 31/12/2024, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 21.008 tỷ đồng/phiên, tăng 19,5% so với bình quân năm 2023; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 11.802 tỷ đồng/phiên, tăng 81,1%; khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chúng khoán phái sinh đạt 211.346 hợp đồng/phiên, giảm 10,2%.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ theo giá hiện hành ước đạt 6.391,0 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0% so với năm trước (năm 2023 tăng 9,4%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9% (năm 2023 tăng 6,8%). Năm 2024, cùng với sự phục hồi tăng trưởng rõ nét của toàn nền kinh tế, hoạt động thương mại, phân phối cũng diễn ra sôi nổi, mức chi tiêu, tiêu dùng của người dân tăng lên.
Tại kỳ xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia lần thứ 9 năm 2024, đã có 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, tăng 10,5% về số lượng sản phẩm và số lượng doanh nghiệp so với kỷ xét chọn lần thứ 8.
Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 18-25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường đạt trên 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Dịch vụ khoa học và công nghệ Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, năm 2024 đánh dấu bước ngoặt lịch sử về tư tưởng, nhận thức về vai trò động lực của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bứt phá của quốc gia trong thời kỳ mới. Cột mốc quan trọng là sự ra đời của Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), theo Báo cáo GII 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong đó, đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53; đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên 36./.
Trịnh Minh
Tin tức liên quan
Diện tích tỉnh Kon Tum
9.690,5 km2Dân số tỉnh Kon Tum (2023)
591.266 ngườiGRDP tỉnh Kon Tum (2023)
34.539,87 tỷ VNĐ